Page 820 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 820

Với tên Nguyễn Sinh Côn, Nguyễn Tất Thành đã học ở Huế qua các lớp
                      dự bị (1907-1907), lớp sơ đẳng (1907-1908) ở trường tiểu học Pháp-Việt Đông
                                                                            1
                      Ba, học lớp nhì ở trường Quốc học (1908-1909) . Khoảng thời gian Nguyễn
                      Tất Thành học tập ở Huế cũng là lúc đất nước diễn ra nhiều biến động chính trị:
                      Phan Bội Châu với Duy Tân hội và phong trào Đông du do ông phát động lan
                      rộng trong giới sĩ phu và thanh niên; Phong trào Duy Tân, chống thuế bùng
                      phát ở Trung kỳ từ năm 1906 kéo dài tới năm 1908; Năm 1907, trường Đông
                      kinh nghĩa thục, đầu tiên mở tại Hà Nội rồi ở một số tỉnh miền Bắc, truyền bá
                      nhiều  tư  tưởng  mới,  cổ  động  cho  phong  trào  cải  cách,  dân  chủ...  Ở  Huế,
                      Nguyễn Tất Thành tiếp thu những kiến thức của văn hóa phương Tây, những tư
                      tưởng cải cách và chiêm nghiệm về con đường cứu nước của các bậc cha anh.
                      Tuy vốn tiếng Pháp còn ít ỏi song Nguyễn Tất Thành bắt đầu tiếp xúc với sách
                      báo Pháp. Kết quả của những tiếp xúc văn hóa đó là một ý tưởng lớn đã hình
                      thành  và  dần  được  bồi  đắp:  Đi  tìm  một  con  đường  để  học  hỏi,  để  thu  hóa
                      những điều tiến bộ mong có thể giúp ích cho nhân dân, cho đất nước. Quyết

                      tâm cháy bỏng “Tự do cho đồng bào tôi, độc lập cho Tổ quốc tôi” đã nung  nấu
                      trong tình cảm của người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành để dẫn đến
                      sự kiện ngày 5/6/1911 - chính thức bắt đầu hành trình của Người đi tìm một
                                                                                        2
                      con  đuờng  mới  cho  cuộc  đấu  tranh  giành  độc  lập  dân  tộc .  Khát  vọng  giải
                      phóng dân tộc, giải phóng nhân dân là nguồn sức mạnh nâng bước chân, sưởi
                      ấm tinh thần Nguyễn Tất Thành trên những chặng đường bôn ba.
                            Những năm 1911-1917, Nguyễn Tất Thành (với tên là Văn Ba) đã thật sự
                      sống cuộc sống của một người lao động. Phải làm việc vất vả nhưng anh vẫn
                      tranh thủ tự học. Tác giả Trần Dân Tiên (Hồ Chí Minh) sau  này kể lại: Ở trên
                      tàu LatoucheTréville “mỗi ngày anh Ba phải làm từ 4 giờ sáng”, “công việc

                      kéo dài suốt ngày”, “suốt ngày anh Ba đẫm nước, hơi và mồ hôi, mình đầy bụi
                      than”, buổi tối có hai người lính giải ngũ, về Pháp, tốt bụng, “dạy cho anh đọc
                               3
                      và viết” . Khi làm vườn cho ông chủ tàu ở Sainte Adresse, thì “anh học tiếng
                                        4
                      Pháp với cô sen” .
                            Đi qua các nước thuộc địa, chứng kiến nhiều cảnh áp bức, nhiều nỗi khổ
                      cực mà nhân dân các dân tộc khác cũng đang phải chịu đựng như nhân dân Việt
                      Nam, Người đi đến một nhận thức: Ở đâu cũng có người bị bóc lột và kẻ đi bóc
                      lột; độc lập của dân tộc, tự do, hạnh phúc của nhân dân không thể trông chờ ở sự
                      ban phát ơn huệ của những kẻ đi bóc lột mà phải đấu tranh để giành lấy. Qua


                      __________
                            1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t. 3, tr. 27-30.
                            2. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t. 3, tr. 112.
                            3. Trần Dân Tiên, Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch, Nxb. Thanh niên, Hà
                      Nội, 1994, tr. 15, 17.
                            4. Trần Dân Tiên, Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch, Sđd, tr. 20.


                                                               818
   815   816   817   818   819   820   821   822   823   824   825