Page 818 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 818

Bối cảnh lịch sử và những nét đặc thù

                            Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của Pháp tại Đông Dương bắt đầu từ
                      năm 1897, dưới thời Toàn quyền Paul Doumer. Cùng với sự xâm nhập của tư
                      bản phương Tây, kinh tế hàng hóa đã phá vỡ tính cô lập của nền kinh tế tự cung
                      tự cấp truyền thống ở các thuộc địa, dẫn đến sự thay đổi nhiều mặt của xã hội
                      Việt Nam những năm đầu thế kỷ 20. Đó là sự thay đổi về tính chất xã hội. Trong
                      đó các yếu tố tư bản chủ nghĩa dưới dạng thực dân đan xen với những quan hệ
                      sản xuất phong kiến mà chính quyền thực dân ở đây vẫn muốn duy trì. Một thiết

                      chế cai trị, quản lý kiểu thuộc địa được chính quyền thực dân áp đặt trùm lên
                      những thiết chế cai trị cổ truyền kiểu phong kiến.
                            Trong những năm đầu thế kỷ 20, những người cấp tiến tiếp thu tư tưởng
                      dân chủ tư sản ở Việt Nam là một tầng lớp khá đặc biệt - các sĩ phu tư sản hóa.
                      Những sĩ phu tư sản hóa mang tư tưởng trung quân, nặng lòng yêu nước nhưng
                      họ thực sự khủng hoảng về tinh thần trước sự sụp đổ của triều đình và sự bất lực
                      của ý thức hệ và cả phương pháp luận phong kiến trước nhiệm vụ lãnh đạo cuộc
                      đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc. Trong cơn khủng hoảng đó, những ảnh hưởng
                      của các trào lưu tư tưởng từ bên ngoài trong bối cảnh thế giới đang có những

                      biến đổi mạnh mẽ và sâu sắc đã tác động mạnh đến những sĩ phu Nho học đang
                      muốn vươn dần khỏi sự cách bức với thế giới. Sự cách bức này vốn đã được duy
                      trì từ thời cuối của nền thống trị phong kiến Việt Nam.
                            Sau sự kiện Chính biến Mậu Tuất (1898) ở Trung Hoa, sau khi nước Nhật
                      trở nên hùng mạnh nhờ cuộc Minh Trị duy tân đã đánh bại nước Nga sa hoàng
                      trong cuộc chiến tranh Nga - Nhật (1904-1905), các sĩ phu Việt Nam hướng cái
                      nhìn của họ về phương Đông, chủ yếu là Trung Hoa và Nhật Bản. Họ thay đổi
                      nhận thức chủ yếu từ làn sóng tư tưởng cải lương Trung Hoa - qua Tân thư, Tân

                      văn của những sĩ phu Trung Hoa đã tỉnh ngộ và đang hướng đến tư tưởng dân
                      chủ tư sản châu Âu. Bên cạnh đó, ý tưởng cầu ngoại viện, cầu học khá sôi nổi
                      với đỉnh cao là phong trào Đông Du đưa thanh niên học sinh Việt Nam sang
                      Nhật những năm 1905-1909. Phong trào này do Phan Bội Châu và các sĩ phu
                      cùng  chí  hướng với ông (tiêu  biểu như  Nguyễn  Thượng  Hiền,  Tăng  Bạt  Hổ,

                      Vương Thúc Oánh...) khởi xướng và lãnh đạo, đánh dấu bước phát triển ảnh
                      hưởng của những trào lưu tư tưởng mới đến xã hội Việt Nam những năm đầu thế
                      kỷ 20.
                            Tới lúc đó, chưa bao giờ ảnh hưởng của thế giới bên ngoài đến Việt Nam
                      mạnh như vậy. Những sĩ phu tư sản hóa cấp tiến đã lãnh đạo những phong trào
                      đấu tranh yêu nuớc theo tư tưởng dân chủ tư sản đầu tiên ở Việt Nam những

                      năm đầu thế kỷ XX: Phong trào Đông du (1905-1909), phong trào Duy Tân ở
                      các tỉnh miền Trung (1907-1908), phong trào Đông Kinh nghĩa thục ở Hà Nội
                      và nhiều tỉnh Bắc kỳ và Trung kỳ (1907)...


                                                               816
   813   814   815   816   817   818   819   820   821   822   823