Page 896 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 896

mở một số trường học để đào tạo đội ngũ tay sai người bản xứ phục vụ cho công
                      cuộc cai trị của chúng.
                            Cuộc khai thác thuộc địa thực dân Pháp đã làm thay đổi văn bản cơ cấu

                      kinh  tế -  xã hội  Việt  Nam.  Phương  thức sản xuất  tư  bản  chủ  nghĩa trùm  lên
                      phương thức sản xuất phong kiến lỗi thời, làm xuất hiện các giai cấp mới và
                      phân hoá các giai cấp cũ. Nhân dân Việt Nam phải chịu hai, ba tròng áp bức.
                      Kết cấu giai cấp - xã hội mới ở Việt Nam làm cho mâu thuẫn xã hội phức tạp và
                      ngày càng trở nên sâu sắc. Trong đó nổi lên hai mâu thuẫn cơ bản là: Mâu thuẫn
                      giữa toàn thể dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp xâm lược và bọn tay sai. Mâu
                      thuẫn giữa nhân dân lao động Việt Nam chủ yếu là giai cấp nông dân với giai

                      cấp địa chủ phong kiến. Hai mâu thuẫn đó gắn kết với nhau, trong đó mâu thuẫn
                      giữa toàn thể dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp và tay sai là mâu thuẫn chủ
                      yếu và ngày càng trở nên gay gắt.
                            Sau khi các phong trào đấu tranh vũ trang chống Pháp lần lượt bị thất bại,
                      từ đầu thế kỷ XX, phong trào yêu nước Việt Nam dưới sự lãnh đạo của một số
                      sỹ  phu  như  Phan  Châu  Trinh,  Huỳnh  Thúc  Kháng,  Trần  Quý  Cáp,  Phan Bội

                      Châu,...  đã chuyển sang xu hướng dân chủ tư sản. Dù diễn ra rất ôn hòa, nhưng
                      các phong trào yêu nước theo xu hướng mới cũng lần lượt bị đàn áp. Phong trào
                      đấu tranh yêu nước của nhân dân Việt Nam lâm vào tình trạng khủng hoảng sâu
                      sắc về con đường giải phóng dân tộc.
                            Trực tiếp chứng kiến nỗi thống khổ, cảnh lầm than của nhân dân dưới ách
                      thống trị của thực dân Pháp, Nguyễn Ái Quốc-Hồ Chí Minh đã sớm có ý chí
                      đuổi Pháp, giải phóng đồng bào. Phân tích phong trào yêu nước chống thực dân

                      Pháp của Việt Nam cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, Nguyễn Ái Quốc rất khâm
                      phục tinh thần cứu nước của ông cha, nhưng Người không tán thành các con
                      đường cứu nước ấy. Người viết: “Cụ Phan Chu Trinh yêu cầu thực dân Pháp
                      thực hiện  cải  lương,  việc này  “chẳng khác  nào  xin  giặc rủ lòng thương”.  Cụ
                      Phan Bội Châu hy vọng Nhật giúp ta đuổi Pháp cũng chẳng khác gì “đưa hổ cửa
                      trước, rước beo cửa sau”. Cụ Hoàng Hoa Thám thực tế hơn, đã trực tiếp đấu

                      tranh chống Pháp, nhưng còn nặng cốt cách phong kiến mà con đường theo lập
                                                         1
                      trường phong kiến thì đã hết thời …
                            Từ khảo sát thực tiễn đất nước, Người sớm nhận thấy những mâu thuẫn cơ
                      bản trong xã hội và những yêu cầu bức thiết của dân tộc Việt Nam đầu thế kỷ
                      XX. Theo Người, công cuộc giải phóng ở Việt Nam không chỉ là giải phóng dân
                      tộc khỏi ách áp bức thống trị của ngoại bang mà còn phải giải phóng người lao
                      động khỏi mọi ách áp bức bóc lột. Người cũng thấy rõ nguyên nhân thất bại và


                      __________
                            1. Xem Trần Dân Tiên, Những mẩu chuyện về cuộc đời hoạt động của Hồ Chủ tịch, Nxb. Trẻ,
                      Tp. Hồ Chí Minh, 2004, tr. 10-11.


                                                               894
   891   892   893   894   895   896   897   898   899   900   901