Page 897 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 897

hạn chế của các phong trào  yêu nước đầu thế kỷ XX chính là chưa xác định
                      đúng mục tiêu và phương pháp đấu tranh.

                            Nhận thức nói trên đã thôi thúc Người đi đến một quyết định táo bạo, phải
                      đi ra nước ngoài để tìm một con đường khác, con đường mới, phương pháp đấu
                      tranh mới cho phong trào yêu nước với mục tiêu triệt để không chỉ đánh đuổi
                      thực dân Pháp, giành lại độc lập dân tộc mà còn giải phóng nhân dân khỏi mọi
                      sự áp bức bóc lột. Nhận thức và hành động đúng đắn đó làm nên sự khác biệt
                      giữa Nguyễn Ái Quốc-Hồ Chí Minh với các sỹ phu yêu nước tiền bối về con
                      đường cứu nước.
                            Với ý chí, nghị lực phi thường và khát vọng cháy bỏng giành độc lập, tự do
                      cho dân tộc, ngày 5/6/1911 từ bến cảng Sài Gòn, lấy tên là Văn Ba, làm phụ bếp
                      trên tàu buôn Đô đốc Latouche Tréville, Nguyễn Ái Quốc lên đường rời Tổ quốc
                      ra nước ngoài với mong muốn tìm ra con đường giải phóng dân tộc, giải phóng
                      nhân đân khỏi mọi sự áp bức bóc lột.

                            Nói về mục đích ra nước ngoài của mình, năm 1923, khi trả lời nhà báo
                      Liên Xô Osip Mandelstam, Người kể lại: “Khi tôi độ 13 tuổi, lần đầu tiên tôi
                      nghe ba chữ Pháp: Tự do, Bình đẳng, Bác ái. Đối với chúng tôi, người da trắng
                      nào cũng là người Pháp. Người Pháp đã nói thế. Và từ thuở ấy, tôi rất muốn làm
                      quen với nền văn minh Pháp, muốn tìm hiểu xem những gì ẩn đằng sau những
                               1
                      chữ ấy” . Một lần khác, trả lời một nhà văn Mỹ, Người nói: “Nhân dân Việt
                      Nam trong đó có ông cụ thân sinh ra tôi, lúc này thường tự hỏi nhau ai sẽ là
                      người giúp mình thoát khỏi ách thống trị của Pháp. Người này nghĩ là Anh, có
                      người lại cho là Mỹ. Tôi thấy phải đi ra ngoài xem cho rõ. Sau khi xem xét họ
                                                                      2
                      làm ăn ra sao, tôi sẽ trở về giúp đồng bào tôi” .
                            Trong thời gian từ năm từ 1911 đến 1920, Nguyễn Ái Quốc đã đi qua nhiều
                      nước, nhiều châu lục. Người vừa phải tìm việc làm để kiếm sống, vừa tự học tập
                      và tham gia hoạt động yêu nước ở nước ngoài. Đây cũng là là thời kỳ Nguyễn
                      Ái Quốc giành nhiều thời gian, tâm trí khảo sát cuộc sống của nhân dân các dân
                      tộc bị áp bức và nghiên cứu các cuộc cách mạng lớn trên thế giới. Ở đâu Người
                      cũng quan sát, so sánh, nhận xét, đi sâu tìm hiểu thực chất, không dừng lại ở
                      hình thức bên ngoài. Vì thế, điều mà nhiều người yêu nước Việt Nam lúc đó
                      không phát hiện được thì Nguyễn Ái Quốc đã nhận ra: Ở đâu trên thế giới cũng
                      có kẻ giàu, người nghèo, cũng có kẻ bóc lột và người bị bóc lột, bị áp bức. Ở các
                      nước chính quốc hay các nước bị thuộc địa vẫn có những người Pháp, người Mỹ
                      tốt và cũng có những người Pháp, người Mỹ không tốt; cũng có người da trắng
                      áp bức, bóc lột và những người da trắng bị áp bức, bóc lột. Sau một thời gian

                      sống và hoạt động ở nước ngoài, chứng kiến cuộc sống của nhân dân lao động ở

                      __________
                            1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2011, t. 1, tr. 461.
                            2. Hồ Chí Minh - Biên niên tiểu sử, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2016, t. 1, tr. 30.


                                                               895
   892   893   894   895   896   897   898   899   900   901   902