Page 900 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 900

cùng với hai tác phẩm Người hoàn thành và xuất bản trước đó là Bản án chế độ
                      thực dân Pháp (1925) và Đường Kách mệnh (1927), đã đánh dấu sự hình thành
                      cơ bản tư tưởng Hồ Chí Minh về con đường cách mạng Việt Nam. Đó là: “Làm tư
                                                                                                   1
                      sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản” .
                            Con đường giải phóng dân tộc và phát triển dân tộc mà Hồ Chí Minh đã lưa
                      chọn và được khẳng định tại Hội nghị thành lập Đảng là con đường duy nhất
                      đúng đắn. Nó không chỉ đáp ứng các yêu cầu của dân tộc là đánh duổi thực dân
                      Pháp xâm lược, giành độc lập dân tộc và giải phóng nhân dân lao động khỏi mọi
                      sự áp bức bóc lột mà còn phù hợp với xu thế phát triển của thời đại.
                             Tuy nhiên, trong phong trào cộng sản công nhân quốc tế những năm ba
                      mươi  của  thế  kỷ  XX  còn  có  những  nhận  thức  chưa  đầy  đủ,  chưa  đúng  về
                      Nguyễn Ái Quốc và con đường cứu nước mà Người đã lựa chọn cho cách mạng
                      Việt Nam. Điều đó đã tác động đến một số nhà lãnh đạo trẻ tuổi của Đảng Cộng
                      sản Việt Nam lúc đó. Không thấy rõ sự phân hóa giai cấp ở Việt Nam từ cuộc
                      khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp, lại bị chi phối bởi quan điểm

                      “tả” khuynh của Quốc tế Cộng sản, Hội nghị Trung ương tháng 10/1930 của
                      Đảng Cộng sản Việt Nam đã phê phán đường lối của Nguyễn Ái Quốc nêu ra
                      trong Hội nghị thành lập Đảng. Theo đó, Hội nghị đã ra “Án nghị quyết” thủ
                      tiêu Chánh  cương vắn tắt  của  Đảng,  Sách lược  vắn  tắt  của Đảng và đổi  tên
                      Đảng thành Đảng Cộng sản Đông Dương.
                            Mặc dù vậy, trong thời gian đó, Nguyễn Ái Quốc tích cực tham gia các
                      hoạt động trong Quốc tế Cộng sản, nghiên cứu chủ nghĩa Mác-Lênin và chỉ đạo
                      cách mạng Việt Nam, kiên định quan điểm của mình.
                             Đại hội VII Quốc tế Cộng sản (1935) đã có sự tự phê bình khuynh hướng
                      “tả khuynh”, cô độc, biệt phái, bỏ rơi ngọn cờ dân tộc và dân chủ trong phong

                      trào cộng sản, để cho các đảng tư sản, tiểu tư sản và phát xít nắm lấy mà chống
                      phá cách mạng. Đại hội có sự chuyển hướng về sách lược, chủ trương thành lập
                      Mặt trận dân chủ chống phát xít trên phạm vi toàn thế giới.
                            Theo tinh thần đó và căn cứ vào thực tiễn cách mạng Việt Nam, tháng 3-
                      1938, Đảng Cộng sản Đông Dương đề ra “chiến sách mới”, phê phán những biểu
                      hiện “tả” khuynh, cô độc, biệt phái trước đây. Tiếp tục quan điểm nói trên, Hội
                      nghị Trung ương tháng 11/1939 trở lại quan điểm của lãn tụ Nguyễn Ái quốc
                      trong Hội nghị thành lập Đảng, tạm gác khẩu hiệu ruộng đất, đề cao nhiệm vụ giải
                      phóng  dân  tộc.  Nghị  quyết  Hội  nghị  khẳng  định: “Đứng  trên  lập  trường  giải
                      phóng dân tộc, lấy quyền lợi dân tộc làm tối cao, tất cả mọi vấn đề của cuộc cách
                                                                                                      2
                      mệnh, cả vấn đề điền địa cũng phải nhằm vào cái mục đích ấy mà giải quyết” .

                      __________
                            1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t. 3, tr.1.
                            2. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đảng toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000,
                      t.6, tr. 539.


                                                               898
   895   896   897   898   899   900   901   902   903   904   905