Page 899 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 899
1
đề dân tộc và vấn đề thuộc địa . Sau khi đọc đi, đọc lại nhiều lần bản Luận
cương, Người đã tìm thấy cơ sở lý luận cần thiết cho những kết luận trước đó
của Người về con đường giải phóng dân tộc, giải phóng nhân dân của mình.
Người kể lại: “Luận cương của Lênin làm cho tôi rất cảm động, phấn khởi, sáng
tỏ, tin tưởng biết bao! Tôi vui mừng đến phát khóc lên. Ngồi một mình trong
buồng mà tôi nói to lên như đang nói trước quần chúng đông đảo: “Hỡi đồng
bào bị đọa đày đau khổ! Đây là cái cần thiết cho chúng ta, đây là con đường giải
2
phóng chúng ta!”. Từ đó tôi hoàn toàn tin theo Lênin, tin theo Quốc tế thứ ba” .
Như vậy, sau nhiều năm khảo sát thực tiễn Việt Nam, thực tiễn thế giới và
nghiên cứu lý luận, Nguyễn Ái Quốc đã tìm ra được cái “cẩm nang” thần kỳ soi
đường cho sự nghiệp cứu nước và phát triển dân tộc. Việc nghiên cứu Luận
cương của Lênin là sự kiện mang tính bước ngoặt trong cuộc đời hoạt động cách
mạng của Nguyễn Ái Quốc. Sau gần 10 năm khảo sát thực tiễn và lý luận,
Người đã tìm thấy con đường chân chính cho sự nghiệp cứu nước, giải phóng
dân tộc Việt Nam.
Tháng 12/1920, Người tham gia Đại hội lần thứ XVIII Đảng Xã hội Pháp.
Tại đây, Người đã tích cực tham gia tranh luận về việc Đảng Xã hội Pháp ủng
hộ Quốc tế thứ II hay Quốc tế thứ III và biểu quyết tán thành đứng về Quốc tế
III. Ngày 30/12/1920, Nguyễn Ái Quốc cùng với các đảng viên cánh tả trong
Đảng Xã hội Pháp tổ chức Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Pháp. Sự kiện đó
đánh dấu bước chuyển biến về chất trong tư tưởng Nguyễn Ái Quốc-Hồ Chí
Minh, từ chủ nghĩa yêu nước đến chủ nghĩa Lênin, từ giác ngộ dân tộc đến giác
ngộ giai cấp, từ người yêu nước thành người cộng sản.
Từ 1920 đến tháng 2/1930 là thời kỳ hết sức quan trọng trong cuộc đời, sự
nghiệp cách mạng của Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh. Đây là thời kỳ hoạt
động thực tiễn và lý luận cực kỳ sôi nổi và phong phú của Người để hình thành
những vấn đề lý luận nhằm hiện thực hóa con đường cứu nước mà Người đã lựa
chọn: chuẩn bị những điều kiên cần thiết tiến tới thành lập một chính đảng cách
mạng chân chính ở Việt Nam.
Sau nhiều năm chuẩn bị về tư tưởng, chính trị, tổ chức, từ ngày 6/1 đến
7/2/1930, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã triệu tập và chủ trì Hội nghị hợp nhất các tổ
chức cộng sản trong nước, thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Người trực tiếp
soạn thảo các văn kiện quan trọng của Hội nghị: Chánh cương vắn tắt, Sách lược
vắn tắt, Chương trình và Điều lệ vắn tắt của Đảng. Các đại biểu tham dự Hội
nghị đã thảo luận và nhất trí thông qua các văn kiện nói trên. Các văn kiện này,
__________
1. Tài liệu do V.I. Lênin viết và trình bày tại Đại hội lần thứ II của Quốc tế Cộng sản, họp từ
ngày 19/7 đến ngày 7/8/1920. Toàn văn bản dự thảo báo cáo đăng trên báo Nhân đạo, số ra ngày 16 và
17/7/1920.
2. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t. 12, tr. 562.
897