Page 914 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 914
nước và tinh thần dân tộc. Truyền thống quê hương và gia đình chính là nền tảng
thôi thúc Nguyễn Tất Thành tham gia phong trào yêu nước, phấn đấu, hy sinh cả
cuộc đời cho dân tộc.
Trong thời gian ở Huế lần thứ nhất (1895-1901), Người được nghe kể về sự
bùng nổ của phong trào Cần Vương, sự hy sinh anh dũng của những anh hùng
đã ngã xuống, và những người vẫn đang ngày đêm chiến đấu không biết mệt
mỏi để giành lại tự do cho Tổ quốc. Những cuộc tiếp xúc với cụ Phan Bội Châu,
gặp được nhiều sĩ phu, học trò, tận mắt nhìn thấy thực trạng của đất nước và
người dân Việt Nam dưới ách đô hộ của thực dân Pháp dần hình thành ý niệm
đầu tiên về tình cảm yêu nước, thương người trong nhân cách của Nguyễn Tất
Thành. Được chứng kiến cảnh một bên là cuộc sống xa hoa của quan lại, nhà
giàu và một bên là tiếng rên xiết của những con người thấp cổ bé họng phải chạy
ăn từng bữa, nỗi đau mất nước ngày càng in sâu đậm trong cậu, ý thức đấu tranh
ngày càng được bồi tụ.
Từ năm 1901 đến năm 1904, Nguyễn Tất Thành được cha cho theo học chữ
Hán với nhiều thầy đồ có tinh thần chống Pháp, tiếp xúc với nhiều tân thư, tân
văn, là nơi lui tới của nhiều sĩ phu yêu nước. Người chứng kiến cảnh thực dân
Pháp và quan lại bắt phu trong vùng khiến cho “người lớn thì lo sợ, trẻ em thì
khóc đêm ngày”. Tháng 9/1905, Người được cha cho theo học Trường Tiểu học
Pháp - Việt ở Vinh. Tại đây, những tư tưởng tiến bộ của nền cộng hòa Pháp đã
gây ấn tượng mạnh mẽ trong nhận thức của Nguyễn Tất Thành. Sau này, khi trả
lời phỏng vấn của nhà báo Nga, Osip Mandelstam, Người nói: “Khi tôi độ mười
ba tuổi, lần đầu tiên tôi được nghe ba chữ Pháp: Tự do, Bình đẳng, Bác ái. Đối
với chúng tôi, người da trắng nào cũng là người Pháp. Người Pháp đã nói thế.
Và từ thuở ấy, tôi rất muốn làm quen với nền văn minh Pháp, muốn tìm xem
1
những gì ẩn đằng sau những chữ ấy” . Người cũng từng trả lời phỏng vấn của
phóng viên Giovanni Germanetto, báo L’Unità của Đảng Cộng sản Italia, năm
1924: “họ cho tôi đọc các báo Pháp. Vì thế tôi nảy ra ý muốn sang xem “mẫu
2
quốc” ra sao và tôi đã tới Pari” .
Khi Nguyễn Tất Thành đến Huế lần hai (1906-1909), thời gian này, các
phong trào Duy Tân diễn ra sôi nổi, những đau khổ của người dân như lột trần
bộ mặt giả dối mượn danh “khai hóa” của thực dân Pháp. Năm 1908, Nguyễn
Tất Thành tham gia phong trào chống thuế với vai trò làm thông ngôn và bị thực
dân Pháp để ý tới. Người từng nêu ra quan điểm cá nhân với cụ Phan Châu
Trinh rằng: “Người ta không muốn đối xử với chúng ta như những con người thì
thật là vô ích khi phải sống hèn hạ và bị lăng nhục trên trái đất này. Chừng nào
người ta tước mất của chúng ta quyền công dân và chính trị thì người ta vẫn tiếp
__________
1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2011, t. 1, tr. 461.
2. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t. 1, tr. 465.
912