Page 915 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 915
1
tục coi chúng ta như kẻ thù, như nô lệ” . Bài học thất bại của các phong trào
Đông Du, Đông Kinh Nghĩa Thục, cuộc vận động Duy Tân, phong trào chống
thuế ở các tỉnh Trung Kỳ… đã thường xuyên tác động vào tấm lòng yêu nước,
thương dân của Người. Cũng chính sự thất bại của tất cả các phong trào yêu
nước và cách mạng Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX đã phản ánh sự bế
tắc về lý luận và hệ tư tưởng dẫn đường cho cuộc kháng chiến chống đế quốc
xâm lược. Đó là cơ sở thực tiễn quan trọng để Nguyễn Ái Quốc sớm suy nghĩ về
con đường cứu nước mới. Từ chủ nghĩa yêu nước truyền thống được hun đúc
trong suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc, Nguyễn Ái
Quốc đã “dấn thân” vào con đường đấu tranh cách mạng.
Ngày 5/6/1911, từ bến cảng Sài Gòn, Nguyễn Tất Thành đã lên tàu Amiral
Latouche Tréville rời Tổ quốc sang Pháp. Trong thời gian sống và hoạt động
trên đất Pháp, Nguyễn Ái Quốc đã chủ động tiếp xúc, nghiên cứu, tự đào luyện
mình trong môi trường văn hóa phương Tây, đặc biệt là văn hóa Pháp với một
khát khao cao độ và một ý thức cầu thị sâu sắc. Khẩu hiệu “Tự do, Bình đẳng,
Bác ái” cùng với tư tưởng nhân văn của các nhà Khai sáng Pháp đã đi theo
Người trong quá trình tìm đường cứu nước. Người nhận thấy “ở Pháp cũng có
nhiều người nghèo khổ như bên ta”, “người Pháp ở Pháp tốt và lễ phép hơn
người Pháp ở Đông Dương”, “tại sao người Pháp không “khai hóa” đồng bào
2
của nước họ trước khi “khai hóa” chúng ta” .
Việc tham gia các hoạt động chính trị, xã hội ở Paris đã góp phần hình
thành và phát triển lý luận cách mạng và tư tưởng nhân văn của Nguyễn Ái
Quốc. Chỉ sau 8 năm rời Tổ quốc, tên tuổi Nguyễn Tất Thành-Nguyễn Ái Quốc
đã vang danh khắp nơi với bản Yêu sách của nhân dân An Nam gửi đến Hội nghị
Versailles, tháng 6/1919. Ngoài Pháp, Người còn đi đến rất nhiều quốc gia khác
và Người nhận thấy rằng, không chỉ đồng bào mình bị đối xử như nô lệ mà nhân
dân lao động các nước khác không kể chủng tộc, màu da hay quốc tịch
3
cũng “đều là những nạn nhân của một kẻ giết người: chủ nghĩa tư bản quốc tế” .
Người nhận xét: “dù màu da có khác nhau, trên đời này chỉ có hai giống người:
giống người bóc lột và giống người bị bóc lột. Mà cũng chỉ có một mối tình hữu
4
ái là thật mà thôi: tình hữu ái vô sản” .
Trải qua quá trình tìm tòi khảo nghiệm nghiên cứu sàng lọc, sự kiện
Nguyễn Ái Quốc bỏ phiếu tán thành gia nhập Quốc tế III và trở thành một trong
__________
1. Nguyễn Phan Quang, Nguyễn Ái Quốc ở Pháp từ 1917-1923, Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội,
2005, tr. 118-119.
2. Trần Dân Tiên, Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch, Nxb. Thanh niên, Hà
Nội, 2000, tr. 22.
3. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t. 1, tr. 217.
4. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t. 1, tr. 287.
913