Page 916 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 916

những người  sáng lập ra  Đảng Cộng sản Pháp đã đánh dấu bước ngoặt quan

                      trọng trong cuộc đời hoạt động cách mạng của Nguyễn Ái Quốc. Mặc dù mật
                      thám của Pháp ngày đêm theo dõi, đe dọa, dụ dỗ, mua chuộc, Người vẫn hoạt
                      động ngày càng mạnh mẽ hơn.  Khi đọc được bản Sơ thảo lần thứ nhất những
                      luận  cương  về  vấn  đề  dân  tộc  và  vấn  đề  thuộc  địa  của  Lênin  đăng  trên  báo
                      L’Humanité (Nhân  đạo),  tháng 7/1920, Nguyễn Ái  Quốc đã tìm ra  được cẩm
                      nang để giải phóng dân tộc. Sau này, Người đã viết: “Trong Luận cương ấy, có
                      những chữ chính trị khó hiểu. Nhưng cứ đọc đi đọc lại nhiều lần, cuối cùng tôi

                      cũng hiểu được phần chính. Luận cương của Lênin làm cho tôi rất cảm động,
                      phấn khởi, sáng tỏ, tin tưởng biết bao! Tôi vui mừng đến phát khóc lên. Ngồi
                      một mình trong buồng mà tôi nói to lên như đang nói trước quần chúng đông
                      đảo: “Hỡi đồng bào bị đọa đày đau khổ! Đây là cái cần thiết cho chúng ta, đây là
                      con đường giải phóng chúng ta!”. Từ đó tôi hoàn toàn tin theo Lênin, tin theo
                                       1
                      Quốc tế thứ ba” . Từ đây, con đường mà Nguyễn Ái Quốc đã đi cũng chính là
                      con đường mà Nguyễn Ái Quốc dẫn dắt dân tộc Việt Nam đi theo: “Muốn cứu
                      nước và giải phóng dân tộc không có con đường nào khác con đường cách mạng
                              2
                      vô sản” . Thực hiện bước ngoặt đó, Nguyễn Ái Quốc đã hoàn tất chặng đường
                      đầu của hành trình cứu nước, đã tìm ra chân lý của thời đại và gắn phong trào
                      cách mạng Việt Nam với phong trào công nhân quốc tế, đưa nhân dân Việt Nam

                      đi theo con đường mà chính Người đã trải qua, từ chủ nghĩa yêu nước đến chủ
                      nghĩa Mác-Lênin.
                            Từ  yêu  cầu thực  tiễn đấu tranh,  Nguyễn  Ái  Quốc  đã viết  nhiều  bài  báo
                      chống chủ nghĩa thực dân theo xu hướng xã hội chủ nghĩa. Bài báo đầu tiên của
                      Nguyễn Ái Quốc là bài Vấn đề bản xứ đăng trên báo L’Humanité (2/8/1919).
                      Trong đó, nhắc lại nội dung chính trong bản Yêu sách của nhân dân An Nam gửi

                      tới Hội nghị Versailles như để khẳng định lại những nguyện vọng trong đó là
                      chính đáng. Tiếp theo đó, nhiều bài trên báo của Người đăng trên các báo Le
                      Populaire, La Vie Ouvriève, Le Paria… tất cả đều tập trung tố cáo tội ác của
                      thực dân. Trong bài phát biểu tại Đại hội Tours của Đảng Xã hội Pháp, Người
                      nói: “Với một nỗi đau buồn sâu sắc, tôi đến đây với tư cách là đảng viên xã hội,
                                                                                   3
                      để phản kháng những tội ác ghê tởm trên quê hương tôi” . “Chủ nghĩa tư bản là
                      một con đỉa có một cái vòi bám vào giai cấp vô sản ở chính quốc và một cái vòi
                      khác bám vào giai cấp vô sản ở các thuộc địa. Nếu người ta muốn giết con vật
                                                                     4
                      ấy, người ta phải đồng thời cắt cả hai vòi” . Người tố cáo những tội ác và thủ
                      __________
                            1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t. 12, tr. 562.
                            2. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t. 12, tr. 30.
                            3. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t. 1, tr. 34.
                            4. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t. 1, tr. 320.


                                                               914
   911   912   913   914   915   916   917   918   919   920   921