Page 919 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 919

Từ những số liệu trên cho thấy, vai trò to lớn của trí thức trong việc nghiên
                      cứu, ứng dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật tiến bộ nhằm nâng cao năng suất
                      lao động và hiệu quả kinh tế. Sự phát triển của đội ngũ tri thức diễn ra ở tất cả

                      các mặt. Trong hệ thống chính trị, trí thức chiếm một tỷ lệ lớn trong đội ngũ
                      lãnh đạo quản lý nhất là ở cấp tỉnh thành và trung ương. Nhìn chung, đội ngũ trí
                      thức nước ta có truyền thống yêu nước, có tinh thần đoàn kết dưới sự lãnh đạo
                      của Đảng. Truyền thống đó được tiếp tục phát huy trong thời kỳ mới. Trong đội
                      ngũ trí thức, đang diễn ra quá trình biến đổi nhanh chóng về cơ cấu lượng và
                      chất, phong phú về cơ cấu ngành nghề, về thành phần xã hội, giai cấp, xuất thân,
                      sự phân hóa về thu nhập, phân hóa giàu nghèo, văn hóa, phân hóa về lối sống, về
                      quan điểm tư tưởng... Một số trí thức, đồng thời là những doanh nghiệp năng
                      động, những chủ trang trại, đa phần tri thức là người trung lưu. Số đông trí thức
                      yêu nước tán thành lý tưởng chủ nghĩa xã hội.
                            Tuy nhiên, so với yêu cầu phát triển của đất nước, sự phát triển của đội ngũ
                      trí thức Việt Nam còn gặp nhiều hạn chế. Việt Nam đang thiếu các nhà lãnh đạo

                      quản lý tầm cỡ, các chuyên gia giỏi, các nhà khoa học thực sự tâm huyết với
                      nghề, các công chức trong bộ máy chính quyền các cấp tinh thông nghề nghiệp
                      và đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao về đạo đức công vụ. Chính vì vậy, các chủ
                      trương  chính  sách  của  Đảng  cần  tạo điều  kiện để  trí  thức có  thể  làm  tốt  các
                      chứng năng phê phán, phản biện, phát hiện và dự báo tương lai. Đó là yếu tố tác
                      động trực tiếp, quyết định đến hiệu quả lao động khoa học của trí thức.
                            Mặt khác, bản thân người trí thức cũng phải tự đổi mới cả trong nhận thức
                      cũng như trong hoạt động sáng tạo. Người trí thức ngoài việc nâng cao trình độ
                      chuyên môn, cần phải rèn luyện cho mình một ý thức trách nhiệm cao, có bản
                      lĩnh chính trị vững vàng, tác phong làm việc khoa học, chủ động vươn lên, trở

                      thành người chiến sỹ tiên phong, “dấn thân” vì Tổ quốc.
                            Sự “dấn thân” ở đây phải được duy trì và phát huy mọi lúc, mọi nơi, mọi
                      lĩnh vực của đời sống xã hội. Điều này đòi hỏi người trí thức phải luôn tu dưỡng,
                      rèn luyện hằng ngày, thông qua quá trình phấn đấu không ngừng, biết vận dụng
                      lý thuyết khoa học vào thực tiễn, sáng tạo trên tinh thần phục vụ quần chúng
                      nhân dân. Chính vì thế, trí thức Việt  Nam cần nhận thấy rõ trách nhiệm của
                      mình để không ngừng học tập, rèn luyện, nghiên cứu, áp dụng những thành tựu
                      khoa học công nghệ và dần dần trở thành một lực lượng không thể thiếu trong
                      xã hội.
                            Ngày nay, quá trình nghiên cứu ra tri thức mới diễn ra với tốc độ hết sức
                      nhanh chóng, việc sử dụng kiến thức khoa học công nghệ vào sản xuất trở thành
                      nhu cầu thiết yếu của xã hội. Do tốc độ biến đổi nhanh như vậy, cho nên nội

                      dung nghề nghiệp của người lao động cũng thường xuyên biến đổi. Người trí
                      thức trong xã hội, nếu không biết tự “học tập suốt đời”, sẽ bị lạc hậu trong chính
                      công việc của mình và với thế giới xung quanh. Trí thức nếu không dám mạnh


                                                               917
   914   915   916   917   918   919   920   921   922   923   924