Page 918 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 918
đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tiến trình phát triển của mỗi quốc gia.
Kế thừa và phát huy những giá trị mà dân tộc đã đúc kết, Đảng Cộng sản Việt
Nam xác định: trí thức là nguồn lực trí tuệ quan trọng của Đảng, Nhà nước và
của dân tộc. Chính vì vậy, đội ngũ trí thức từng bước trưởng thành, lớn mạnh và
phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, để thực hiện thắng lợi công cuộc
đổi mới xây dựng chủ nghĩa xã hội. Công cuộc đổi mới và phát triển đất nước
đặt ra yêu cầu cần có lực lượng trí thức đông đảo, nhất là trí thức tinh hoa, thuộc
tất cả các lĩnh vực, phải đóng vai trò chính yếu, là mũi nhọn và phải là lực lượng
tiên phong.
Sự “dấn thân” sôi nổi của trí thức không ngừng lớn mạnh, với tính năng
động, sáng tạo ngày càng thể hiện rõ trong sự phát triển của đất nước. Số lượng
bài báo khoa học, công trình công bố quốc tế của Việt Nam tăng nhanh, xếp thứ
56 trên tổng số hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, chỉ số đổi mới sáng tạo toàn
cầu (GII) của Việt Nam liên tục tăng. Năm 2019, Báo cáo về xếp hạng Chỉ số
đổi mới sáng tạo toàn cầu (GII) của Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) cho
1
biết, Việt Nam tăng 3 bậc lên vị trí 42/129 quốc gia và nền kinh tế . Năm 2020,
Chỉ số này là 42/131 quốc gia và vùng kinh tế, trong đó: nhóm chỉ số đầu vào,
tạo thuận lợi cho đổi mới sáng tạo tăng 1 bậc, trong đó trình độ phát triển kinh
doanh tăng 30 bậc từ vị trí 69 lên 39. Trong nhóm chỉ số đầu ra, chỉ số về các
sản phẩm sáng tạo tăng 9 bậc (từ vị trí 47 lên 38); chỉ số hợp tác viện trường -
doanh nghiệp tăng 10 bậc (từ 75 lên 65); chỉ số số công bố bài báo khoa học và
kĩ thuật tăng 13 bậc (từ 74 lên 61); năng lực hấp thụ tri thức tăng 13 bậc (từ vị trí
23 lên 10). Đặc biệt, chỉ số giá trị thương hiệu toàn cầu lần đầu tiên được sử
dụng để đánh giá xếp hạng cũng ghi nhận kết quả tốt của Việt Nam khi đứng ở
2
vị trí thứ 19 với 33 thương hiệu nằm trong Top 5.000 thương hiệu hàng đầu .
Năm 2019, đã có 68.386 đơn đăng ký xác lập quyền sở hữu công nghiệp,
tăng 18% so với cùng kỳ năm 2018; Lượng đơn sở hữu công nghiệp được xử lý
tăng đột biến (46,9% so với cùng kỳ năm 2018); cấp văn bằng bảo hộ cho
30.453 đối tượng sở hữu công nghiệp, tăng 50,4% so với cùng kỳ năm 2018
(20.251 văn bằng). Tỷ lệ dân số có trình độ chuyên môn kỹ thuật của Việt Nam
đã tăng lên đáng kể đạt 19,2% (năm 2009: 13,3%). Tỷ lệ dân số có trình độ đại
học trở lên tăng mạnh nhất (chiếm 9,3%), gấp hơn hai lần so với năm 2009 (năm
3
2009: 4,4%) .
__________
1. Trần Thị Thu Trang, Khoa học và công nghệ - Thành tựu và thách thức trong phát triển kinh
tế - xã hội, theo website www.cososukien.vn, ngày 24/7/2020.
2. Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển truyền thông khoa học và công nghệ, Việt Nam duy trì
thứ hạng cao về đổi mới sáng tạo toàn cầu, theo website www.most.gov.vn, ngày 3/9/2020.
3. Trần Thị Thu Trang, Khoa học và công nghệ - Thành tựu và thách thức trong phát triển kinh
tế - xã hội, Sđd.
916