Page 917 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 917
đoạn áp bức, bóc lột nhân dân Đông Dương của thực dân Pháp và yêu cầu Đảng
Xã hội Pháp phải có sự quan tâm thiết thực đến vấn đề thuộc địa.
Trên cơ sở tiếp thu chủ nghĩa Mác-Lênin một cách sáng tạo, tư tưởng về
chiến lược cách mạng giải phóng dân tộc ở Việt Nam của Nguyễn Ái Quốc đã
được hình thành, thể hiện qua tác phẩm Đường Kách mệnh - tập hợp các bài
giảng tại lớp huấn luyện ở Quảng Châu, Trung Quốc. Tháng 2/1925, Nguyễn Ái
Quốc đã lựa chọn một số thanh niên tích cực trong Tâm Tâm xã tổ chức tuyên
truyền giác ngộ họ, lập ra nhóm Cộng sản Đoàn, cũng là tiền thân của Hội Việt
Nam Cách mạng Thanh niên, làm nhiệm vụ tuyên truyền con đường cách mạng
vô sản về Việt Nam.
Sự xuất hiện và tăng cường hoạt động của ba tổ chức cộng sản là: Đông
Dương Cộng sản Đảng, An Nam Cộng sản Đảng và Đông Dương Cộng sản Liên
đoàn, vào nửa sau năm 1929 đầu năm 1930, đã khẳng định bước phát triển mới
của cách mạng Việt Nam, nó chứng tỏ hệ tư tưởng cộng sản đã giành được ưu
thế trong phong trào dân tộc. Tuy nhiên, ba tổ chức cộng sản không hoàn toàn
thống nhất về mặt tư tưởng và tranh giành sự ảnh hưởng lẫn nhau đã kìm hãm sự
phát triển của cách mạng Việt Nam. Chính lúc này, Nguyễn Ái Quốc đã xuất
hiện và chuẩn bị triệu tập hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản thành một
Đảng Cộng sản duy nhất ở Việt Nam. Sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam
cùng với thắng lợi của cách mạng sau này là minh chứng hùng hồn cho mọi nỗ
lực của Nguyễn Ái Quốc trong việc tìm ra con đường cứu nước mới cho dân tộc
Việt Nam - con đường cách mạng vô sản. Đó là một quá trình “dấn thân” vô
cùng gian lao, nguy hiểm nhưng đã mang về độc lập - tự do - hạnh phúc cho
toàn thể dân tộc Việt Nam ngày nay.
II. Sự “dấn thân” của trí thức tiếp nối tấm gương đạo đức Hồ Chí
Minh trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội
Trong lịch sử dân tộc Việt Nam, trí thức luôn luôn là lực lượng sáng tạo
quan trọng có những đóng góp to lớn vào sự nghiệp xây dựng và phát triển của
đất nước. Trí thức Việt Nam có tinh thần yêu nước, có lòng tự hào, tự tôn dân
tộc sâu sắc, luôn trăn trở với vận mệnh của dân tộc trước những chuyển biến lớn
của thời đại. Đánh giá đúng và đề cao vai trò của trí thức là trực tiếp nâng tầm trí
tuệ của dân tộc, sức mạnh của đất nước, nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng
và chất lượng hoạt động của hệ thống chính trị. Nếu trong chiến tranh cách
mạng, trí thức Việt Nam đồng hành cùng dân tộc, đi theo tiếng gọi của Đảng để
đánh đuổi ngoại xâm giành độc lập cho Tổ quốc thì ngày nay trí thức đang ra
sức phấn đấu cho sự nghiệp quá độ lên chủ nghĩa xã hội của đất nước.
Trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư bùng nổ, khoa học
công nghệ trở thành một trong những động lực quan trọng phát triển kinh tế-xã
hội, thì trí thức luôn được xem là một trong những nguồn nhân lực chủ chốt
915