Page 962 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 962
toàn thế giới. Chủ nghĩa đế quốc đã tiến hành xâm lược thuộc địa, hình thành hệ
thống thuộc địa khổng lồ, phụ thuộc vào các nước tư bản. Cách mạng Tháng
Mười Nga (1917) thành công, mở ra một thời đại mới trong lịch sử loài người,
Quốc tế Cộng sản III (3/1919) ra đời do Lênin sáng lập. Nằm trong bối cảnh
chung của tình hình quốc tế, Việt Nam từ một nước phong kiến độc lập, khi
Pháp xâm lược trở thành xã hội thuộc địa nửa phong kiến. Kế thừa truyền thống
yêu nước của dân tộc, đáp ứng nhu cầu, khát vọng cháy bỏng của dân tộc, các
phong trào yêu nước, cũng như con đường cứu nước của các nhà cách mạng
Việt Nam tiền bối theo những khuynh hướng, lập trường tư tưởng khác nhau ở
nước ta đã diễn ra mạnh mẽ, sôi nổi, rộng khắp nhưng đều thất bại “tình hình
1
đen tối như không có đường ra” . Nhu cầu lịch sử khách quan, bức bách của
cách mạng Việt Nam lúc này là cần có đường lối cứu nước, giải phóng dân tộc
đúng đắn. Bối cảnh quốc tế và dân tộc trên đây, đã đặt ra hàng loạt vấn đề cần
giải quyết, trong đó có vấn đề lớn là làm thế nào để giải phóng các dân tộc thuộc
địa trên thế giới, trong đó có dân tộc Việt Nam.
Chính bối cảnh đó đã thúc đẩy Hồ Chí Minh ra đi tìm đường cứu nước, cứu
dân. Trước khi ra đi tìm đường cứu nước, cứu dân, Hồ Chí Minh đã tổng kết các
con đường cứu nước, các phong trào cứu nước theo các khuynh hướng, lập
trường tư tưởng khác nhau. Người cho rằng: Phan Bội Châu muốn dựa vào Nhật
để đánh Pháp là “nguy hiểm”, chẳng khác nào “đưa hổ cửa trước, rước beo cửa
sau”; Phan Châu Trinh muốn dựa vào chính thực dân Pháp để đánh đổ phong
kiến Nam triều và cải cách canh tân đất nước thì “chẳng khác gì đến xin giặc rủ
lòng thương”; người anh hùng nông dân áo vải Hoàng Hoa Thám dựng cờ khởi
nghĩa gần 30 năm (1884-1913) vẫn còn “nặng cốt cách phong kiến”, chủ trương
đánh đổ thực dân Pháp nhưng khôi phục lại chế độ phong kiến. Những nhận
định, đánh giá đó là kết quả của một quá trình trăn trở, suy nghĩ, tìm hiểu, đối
chiếu, so sánh công phu của một tư duy độc lập, nhạy cảm với thời cuộc. Mặt
khác, Người rất hiểu một đạo lý của người phương Đông nói chung và Việt Nam
nói riêng “muốn bắt hổ con thì phải vào hang hổ”. Người khâm phục tấm lòng
yêu nước nhiệt thành nhưng không tán thành con đường cứu nước của các nhà
cách mạng Việt Nam tiền bối. Đối với Người, yêu nước không cần chỉ có cảm
tính, nhiệt tình, nồng cháy của trái tim, mà còn phải có sự soi sáng của lý tính,
trí tuệ; muốn hiến dâng cho đời cách mạng, phải tìm ra đường sáng mà đi. Trong
quá trình ra đi tìm đường cứu nước, Người đi qua nhiều nước, các nước phương
Đông, các nước phương Tây; các nước thuộc địa và các nước “chính quốc”, các
nước theo con đường tư bản chủ nghĩa và theo con đường xã hội chủ nghĩa
“những đất tự do, những trời nô lệ”, để khảo sát “các cuộc cách mạng điển hình
trên thế giới”: Cách mạng giải phóng dân tộc của Mỹ năm 1776; Cách mạng
__________
1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2011, t. 12, tr. 401.
960