Page 964 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 964

Luận cương lập tức thu hút sự chú ý đặc biệt của Nguyễn Ái Quốc. Người đã
                      đọc đi đọc lại nhiều lần và qua lăng kính chủ nghĩa yêu nước chân chính, Người
                      tìm thấy ở đó con đường đi đúng đắn giải phóng đất nước khỏi ách thực dân.

                      Sau này, Người nhớ lại: “Trong Luận cương ấy, có những chữ chính trị khó hiểu.
                      Nhưng cứ đọc đi đọc lại nhiều lần, cuối cùng tôi cũng hiểu được phần chính.
                      Luận cương của Lênin làm cho tôi rất cảm động, phấn khởi, sáng tỏ, tin tưởng
                      biết bao! Tôi vui mừng đến phát khóc lên. Ngồi một mình trong buồng mà tôi
                      nói to lên như đang nói trước quần chúng đông đảo: “Hỡi đồng bào bị đọa đày
                      đau khổ! Đây là cái cần thiết cho chúng ta, đây là con đường giải phóng chúng
                                                                                            1
                      ta!”. Từ đó tôi hoàn toàn tin theo Lênin, tin theo Quốc tế thứ ba” . Luận cương
                      đã tác động mạnh mẽ tạo ra sự biến đổi mang tính chất bước ngoặt, căn bản, về
                      chất trong tư tưởng, tình cảm, nhận thức, quan điểm, lập trường cách mạng của
                      Hồ Chí Minh. GS. Nguyễn Đức Bình khẳng định: “Việc Nguyễn Ái Quốc đến
                      với chủ nghĩa Mác-Lênin, tìm thấy ở chủ nghĩa Mác-Lênin “cái cần thiết” và

                      “con đường” giải phóng dân tộc Việt Nam, “ngọn hải đăng soi đường cho toàn
                      thể nhân loại bị áp bức đi tới giải phóng”, là bước quyết định trong quá trình
                      hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh. Bắt gặp chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng yêu
                      nước  ở Nguyễn Ái Quốc có bước nhảy  vọt về  chất - tư tưởng  yêu nước của
                                                                             2
                      Nguyễn Ái Quốc trở thành tư tưởng Hồ Chí Minh” . Diễn tả điều này, trong bài
                      Người đi tìm hình của nước, nhà thơ Chế Lan Viên, viết: “Luận cương đến Bác
                      Hồ/ Và Người đã khóc/ Lệ Bác Hồ rơi trên chữ Lênin/ Bốn bức tường im nghe
                      Bác lật từng trang sách gấp/  Tưởng bên ngoài, đất nước đợi mong tin/ Bác reo

                      lên một mình như nói cùng dân tộc/ “Cơm áo là đây! Hạnh phúc đây rồi!”/ Hình
                                                                                                          3
                      của Đảng lồng trong hình của Nước/ Phút khóc đầu tiên là phút Bác Hồ cười” ;
                      Trong Bông sen vàng  -  Diễn ca về Bác Hồ vĩ đại, tác giả Chu Hà (Lê Xuân
                      Choát), viết “Nguyễn Ái Quốc bừng ngôi sao sáng/ Người Việt Nam cách mạng
                      đầu tiên/ Đã tìm ở Mác, Lênin/ Nguồn chân lý đỏ con tim của mình… Đọc Luận
                      cương Lênin kiệt tác/ Niềm vui mừng nước mắt trào êm/ Một mình phòng vắng
                      nửa đêm/ Khoa tay Người nói hồn nhiên tự hào/ Hỡi đồng bào khổ đau rên xiết/
                      Đây  là  điều cần  thiết  cho  ta/  Đây  đường  cứu nước cứu nhà/ Đây  đường giải
                                                    4
                      phóng chói lòa vinh quang” . Trong cuốn Hệ tư tưởng Việt Nam, GS. Trần Văn
                                  “
                      Giàu, viết:  Có thể đọc hàng trăm quyển sách Đông, Tây kim cổ, không ở đâu có
                      một chiến lược rành rọt về vấn đề dân tộc thuộc địa như Luận cương của Lênin.


                      __________
                            1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t. 12, tr. 562.
                            2.  Nguyễn  Đức  Bình,  Quan  hệ  giữa  tư  tưởng  Hồ  Chí  Minh  với  chủ  nghĩa Mác-Lênin,  theo
                      website tulieuvankien.dangcongsan.vn ngày 7/10/2015.
                            3. Nguyễn Xuân Lạc, Thơ dâng Bác. Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2000, tr. 162.
                            4. Chu Hà (Lã Xuân Choát), Bông sen vàng - Diễn ca về Bác Hồ vĩ đại, Nxb. Hội Liên hiệp văn
                      học nghệ thuật, Hà Nội, 2004, tr. 28-29.


                                                               962
   959   960   961   962   963   964   965   966   967   968   969