Page 963 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 963

nhân quyền và dân quyền Pháp năm 1789, Cách mạng vô sản Nga năm 1917.
                      Người rút ra kết luận: cách mạng Pháp và cách mạng Mỹ là cách mạng tư sản,
                      cách mạng không đến nơi, không giải phóng những người lao động mà lại đi áp

                      bức các dân tộc khác; chỉ có Cách mạng Tháng Mười Nga mới thành công đến
                      nơi, mang lại tự do bình đẳng thật cho tất cả nhân dân lao động và giúp đỡ giải
                      phóng  các  dân  tộc  thuộc  địa.  Người  khẳng  định:  “Cách  mệnh  Nga  dạy  cho
                      chúng ta rằng muốn cách mệnh thành công thì phải dân chúng (công nông) làm
                      gốc, phải có đảng vững bền, phải bền gan, phải hy sinh, phải thống nhất. Nói
                                                                                   1
                      tóm  lại  là phải  theo chủ nghĩa  Mã  Khắc Tư và  Lênin” ; “Ngọn đuốc  lý  luận
                      Mác-Lênin và kinh nghiệm Cách mạng Tháng Mười vĩ đại soi sáng con đường
                      cách  mạng  Việt  Nam.  Muốn  cứu  nước  và  giải  phóng  dân  tộc  không  có  con
                                                                         2
                      đường nào khác con đường cách mạng vô sản” ; “Ở nước ta và ở Trung Quốc
                      cũng vậy, có câu chuyện đời xưa về cái “cẩm nang” đầy phép lạ thần tình. Khi
                      người ta gặp những khó khăn lớn, người ta mở cẩm nang ra, thì thấy ngay cách

                      giải quyết. Chủ nghĩa Lênin đối với chúng ta, những người cách mạng và nhân
                      dân Việt Nam, không những là cái “cẩm nang” thần kỳ, không những là cái kim
                      chỉ nam, mà còn là mặt trời soi sáng con đường chúng ta đi tới thắng lợi cuối
                                                                                3
                      cùng, đi tới chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản” . Tóm lại, thực tiễn “bài
                      toán nhận thức” về giải phóng và phát triển các dân tộc thuộc địa đặt ra trên thế
                      giới, trước hết ở Việt Nam là cơ sở cơ bản, quan trọng đầu tiên tạo động lực để
                      Hồ Chí Minh khao khát tìm ra con đường cứu nước, giải phóng dân tộc và chủ
                      nghĩa Mác-Lênin đã đáp ứng nhu cầu, đòi hỏi bức xúc ấy. Vì vậy, Hồ Chí Minh

                      đã đến, vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin. GS. Đặng Xuân
                      Kỳ đã viết: “Thực tiễn sống động của phong trào cách mạng Việt Nam và thế
                      giới là căn cứ xuất phát để suy nghĩ, hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh. Người
                      đã đặt các dữ kiện tư tưởng trên mảnh đất thực tiễn ấy để từng bước xác lập một
                      hệ thống tư tưởng, luận điểm có ý nghĩa quyết định vận mệnh của dân tộc và
                                                                             4
                      đóng góp to lớn vào phong trào cách mạng thế giới” .
                            Cùng với việc tổng kết thực tiễn kinh nghiệm cách mạng của các nhà cách
                      mạng Việt Nam tiền bối, khảo sát thực tiễn sinh động phong trào cách mạng thế
                      giới, Nguyễn Ái Quốc không ngừng đi sâu nghiên cứu lý luận cách mạng. Một
                      sự kiện đặc biệt quan trọng trong hành trình tìm đường cứu nước là Người đọc
                      Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa

                      của  V.I.Lênin,  trên  báo  L’Humanité  (Nhân  đạo)  số  ra  ngày  16  và  17/7/1920.

                      __________
                            1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2011, t. 2, tr. 304.
                            2. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t. 12, tr. 30.
                            3. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t. 12, tr. 563.
                            4. Đặng Xuân Kỳ (chủ biên), Phương pháp và phong cách Hồ Chí Minh, Nxb. Chính trị quốc
                      gia, Hà Nội, 1997, tr. 164.


                                                               961
   958   959   960   961   962   963   964   965   966   967   968