Page 205 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 205

Phần thứ nhất: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG


                  166 vị đỗ đại khoa mang họ Vũ - Võ, chiếm tỷ lệ xấp xỉ 9% . Trong lịch sử đã
                                                                                   1
                  từng xuất hiện nhiều người con dòng họ Vũ - Võ, bằng trí tuệ trác việt, đã có

                  những đóng góp xuất sắc cho đất nước. Xin kể ra đây vài trường hợp tiêu
                  biểu. Sau khi khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi đã mở ra một giai đoạn được coi
                  là hoàng kim của thời Trung đại. Một trong các vị minh quân đã góp phần

                  tạo nên thời kỳ huy hoàng này là Hoàng đế Lê Thánh Tông. Ông đã cho lập
                  bia tại văn miếu để ghi danh các vị đại khoa và hết lòng trọng dụng các bậc
                  hiền tài. Một trong số  đó là Vũ Hữu, người con làng Mộ Trạch. Ông  đỗ
                  Hoàng giáp (ngôi vị thứ hai trong kỳ thi Đình) năm Quý Mùi (1463) khi mới

                  tròn 26 tuổi . Ông được sử sách vinh danh là nhà toán học đầu tiên của Việt
                               2
                  Nam với công trình  Lập thành toán pháp giúp triều  đình tính toán ngân
                  khố, thực thi việc đo đạc, quản lý ruộng đất và xây dựng các công trình lớn ở

                  Hoàng thành Thăng Long. Có một danh sĩ họ Vũ khác cũng  đã có nhiều
                  đóng góp trong thời đại hoàng kim này là Vũ Quỳnh. Nếu Vũ Hữu thành
                  danh trên lĩnh vực toán học thì Vũ Quỳnh lại nổi tiếng trên lĩnh vực văn học
                  và sử học. Dưới thời Lê Thánh Tông ông đã có công lớn trong việc tập hợp,

                  chú giải các truyền thuyết dân gian thời Hùng Vương, cố định lại trong tác
                  phẩm Lĩnh Nam Chích quái, làm cơ sở cho các nhà sử học đưa thời Hùng
                  Vương từ truyền thuyết vào chính sử. Chính ông vào năm 1411 cũng đã soạn

                  xong bộ Đại Việt thông giám thông khảo chép từ thời Hồng Bàng đến đầu
                  thời Lê gồm 26 quyển,  được hoàng  đế  đương triều và các sử thần  đời sau
                  khen là “tường tận, rõ ràng”. Tiếc rằng bộ sử quý này nay đã thất truyền .
                                                                                                      3
                  Có thể kể ra nhiều nữa các nhà đại khoa, các bậc danh sĩ họ Vũ - Võ. Họ là
                  những gương mặt tiêu biểu cho những lớp trí thức đã kế thừa và phát huy

                  truyền thống nhân hậu - trí tuệ mà dòng họ Vũ - Võ coi là những giá trị cốt
                  lõi của dòng họ mình .
                                         4
                  _______________

                      1. Trong thời hiện đại, truyền thống này vẫn được tiếp nối. Nhiều kết quả nghiên cứu cho
                  thấy người họ Vũ - Võ cũng chiếm tỷ lệ khoảng 8-9% số người trong  đội ngũ tinh hoa. Theo
                  những thống kê gần đây, họ Vũ - Võ có số lượng chiếm khoảng 4,5% dân số, nghĩa là tỷ lệ họ Vũ -
                  Võ trong nhóm tinh hoa gấp đôi tỷ lệ của dòng họ trong dân số.
                      2. Xem Đại Việt sử ký toàn thư, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 1998, t.II, tr.463.
                      3. Xem Đại Việt sử ký toàn thư, Sđd, t.III, tr.557.
                      4. Xem Vũ Minh Giang: “Phát huy truyền thống nhân hậu - trí tuệ dòng họ Vũ - Võ Việt
                  Nam”, Thông tin Dòng họ Vũ - Võ Việt Nam, số Xuân Tân Sửu, Nxb. Hà Nội, 2021, tr. 6-9.

                                                                                                   203
   200   201   202   203   204   205   206   207   208   209   210