Page 209 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 209
Phần thứ nhất: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
khai quốc công thần Tĩnh Quốc công Nguyễn Hữu Dật, vị danh tướng của
ba đời chúa.
Không chỉ phát về nghiệp võ, Quảng Bình còn sản sinh ra những nhân
tài trên lĩnh vực văn học, thi ca. Và sẽ là thiếu sót nếu không nhắc đến Hàn
Mặc Tử (1912-1940), thi sĩ tài hoa sinh cùng thời với Đại tướng Võ Nguyên
Giáp, tại làng Lệ Mỹ, nay thuộc thành phố Đồng Hới. Ông đã từng gặp Phan
Bội Châu và tiếp nhận nhiều ảnh hưởng của nhà chí sĩ yêu nước này.
Ông không chỉ là niềm tự hào của vùng đất Quảng Bình mà còn của giới thi
ca cả nước, một tượng đài của nền văn học nước nhà.
Làm nên truyền thống vẻ vang của đất Quảng Bình, có đóng góp của
hàng trăm những người con tài danh của dòng họ Vũ - Võ. Hai nhân vật họ
Võ có danh phận đầu tiên được nhắc tên trong sử sách đầu thế kỷ XVI là Võ
1
Tri Giám và Võ Nậu, người làng An Xá, huyện Lệ Thủy, thi đỗ Tam trường,
từng làm đến chức Huấn Đạo phủ Triệu Phong ; người thứ hai quê ở làng
2
Hành Phổ, huyện Khang Lộc (nay thuộc xã An Ninh, huyện Quảng Ninh),
phát về nghiệp Võ, từng làm đến chức Tổng Tri chỉ huy sứ Vệ Hưng Quốc .
3
Không chỉ phát về nghiệp Văn - Võ, họ Vũ - Võ Quảng Bình còn sản sinh
ra những nhân tài trên lĩnh vực chính trị, kinh tế và quản lý xã hội. Một
trong số những nhân vật tiêu biểu là Võ Xuân Cẩn. Sinh ra ở làng Hoà Luật,
huyện Lệ Thủy, ông có tiếng là người học giỏi, nhưng vì hoàn cảnh chiến
tranh loạn lạc ở thế kỷ XVIII, ông chỉ đỗ Hương cống. Tuy nhiên, do có thực
tài nên đến triều Nguyễn ông đã được đưa vào Hàn Lâm viện và được bổ
nhiệm vào cương vị thượng thư nhiều bộ khác nhau. Đặc biệt, dưới thời Minh
Mệnh - vị hoàng đế có nhiều ý tưởng cải cách, ông đã đề xướng cải cách điền
địa, sung công ruộng của địa chủ làm quỹ đất quân phân cho người nghèo,
điều hiếm thấy trong chế độ phong kiến. Ông được cả bốn triều vua đầu là Gia
Long, Minh Mệnh, Thiệu Trị và Tự Đức trọng dụng. Khi mất, ông được vua
Tự Đức ban khen là "Tứ Triều Nguyên Lão" (Trọng thần bốn triều vua).
_______________
1. Xem Dương Văn An: Ô Châu Cận Lục, Nxb. Thuận Hóa, Huế, 2001,tr. 131-135.
2. Phủ Triệu Phong thế kỷ XVI là một vùng đất rộng bao gồm cả tỉnh Quảng Trị, Thừa
Thiên Huế và Bắc Quảng Nam ngày nay.
3. Một trong bốn đơn vị quân chủ lực của triều Mạc. Toàn bộ quân đội thường trực thời kỳ
này được phiên chế thành bốn vệ: trấn giữ vùng Hải Dương thuộc vệ Hưng Quốc, vùng Kinh Bắc
thuộc vệ Kim Ngô, vùng Sơn Tây thuộc vệ Cẩm Y và vùng Sơn Nam thuộc vệ Chiêu Vũ.
207