Page 208 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 208

ĐẠI TƯỚNG, TỔNG TƯ LỆNH VÕ NGUYÊN GIÁP - MỘT T I NĂNG QUÂN SỰ XUẤT CHÚNG...

                  Đông. Tiếc rằng kế hoạch chưa được thực hiện thì ông mất trên đường ra
                  Kinh đô Huế .
                                1
                      Có thể kể ra nhiều nữa các nhà chỉ huy quân sự mang họ Vũ - Võ đã
                  từng có đóng góp vào sự nghiệp chống ngoại xâm của dân tộc mà ở những
                  mức độ khác nhau họ đều có nét tương đồng với ba nhân vật nêu trên. Đó là

                  trước khi tham gia vào lĩnh vực quân sự, họ là những người học hành đỗ đạt,
                  thích chữ nghĩa, yêu văn chương. Khi trở thành người cầm quân thường
                  dùng mưu kế diệt giặc chứ không đơn thuần chỉ là dụng binh tác chiến.
                      Đại tướng Võ Nguyên Giáp mang trong mình truyền thống văn võ toàn

                  tài của dòng họ Vũ - Võ và là người hết mực yêu quê hương. Ông thường nói
                  Quảng Bình là nhà của mình, bớt bận việc nước ông sẽ về nhà. Đấy là cách
                  nói thể hiện tình cảm nồng nàn của Đại tướng với mảnh đất chôn nhau, cắt

                  rốn, nhưng  đồng thời cũng phản ánh một sự thật là  Đại tướng chịu  ảnh
                  hưởng rất nhiều truyền thống của quê hương và gia đình.
                      Quảng Bình xưa vốn là đất ba châu Bố Chính, Địa Lý và Ma Linh thuộc
                  Chămpa. Từ thế kỷ XI người Việt bắt  đầu quá trình tiến xuống phương

                  Nam. Đây là mảnh đất đầu tiên nằm ngoài cương giới Đại Việt mà người
                  Việt đặt chân tới. Trải qua thăng trầm của lịch sử, nhiều thế hệ đã đổ mồ
                  hôi, máu xương khai phá và gìn giữ để có Quảng Bình như ngày nay. Người

                  con đất Quảng Bình nổi danh sớm nhất phải kể đến Tiến sĩ Dương Văn An
                  (1514-1591), người làng Tuy Lộc (huyện Lệ Thủy), từng làm đến chức Ngự
                  sử, nhưng luôn giữ cốt cách bình dân và thường dạy con cháu phải tâm niệm
                  thành đạt của mình do quê hương xứ sở tác thành. Ông để lại cho đời tác
                  phẩm Ô châu cận lục - một công trình khảo cứu có giá trị về vùng đất miền

                  Trung mà sau này bất cứ học giả nào nghiên cứu về vùng đất này cũng phải
                  viện dẫn.
                      Từ xã Vạn Ninh, huyện Quảng Ninh vào cuối thế kỷ XV- đầu thế kỷ XVI

                  nổi lên dòng họ Nguyễn Hữu đã có công lớn giúp các chúa Nguyễn trong sự
                  nghiệp khai phá xứ  Đàng Trong. Nổi bật trong số  đó là Lễ Thành hầu
                  Nguyễn Hữu Cảnh, người  được cả nước biết  đến với công lao khẳng  định
                  chủ quyền của Đại Việt trên đất Sài Gòn vào năm 1698. Ông là con trai của

                  _______________

                      1. Xem Nguyễn Hữu Hiếu (Chủ biên): Võ Duy Dương với Đồng Tháp Mười, Nxb. Trẻ, Thành
                  phố Hồ Chí Minh, 2020, tr. 175 - 182.

                  206
   203   204   205   206   207   208   209   210   211   212   213