Page 210 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 210
ĐẠI TƯỚNG, TỔNG TƯ LỆNH VÕ NGUYÊN GIÁP - MỘT T I NĂNG QUÂN SỰ XUẤT CHÚNG...
Sinh ra và lớn lên trên mảnh đất giàu truyền thống, Đại tướng Võ
Nguyên Giáp còn được nuôi dưỡng trong một gia đình có nếp sống thanh cao,
với cha, mẹ đều là những người giàu lòng nhân ái và yêu nước nhưng dạy dỗ
các con rất nghiêm cẩn. Thân phụ Đại tướng là cụ Võ Quang Nghiêm,
một hương sư nghèo làm thêm nghề thầy thuốc trong làng An Xá, xã Lộc
Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình. Cụ thường nói về phong trào kháng
Pháp qua bài vè Thất thủ kinh đô gây những ấn tượng sâu sắc trong tâm trí
Đại tướng. Thân mẫu Đại tướng là cụ bà Nguyễn Thị Kiên, xuất thân trong
một gia đình có truyền thống yêu nước, chống ngoại xâm. Ông ngoại của Đại
tướng là một thủ lĩnh trong phong trào Cần Vương đứng đầu một tỉnh. Khi
còn nhỏ tuổi, Đại tướng đã được mẹ kể cho nghe những câu chuyện về quan
Phụ chính Tôn Thất Thuyết phò vua xuống chiếu Cần Vương, hiệu triệu các
sĩ phu và dân chúng đứng lên chống Pháp bảo vệ đất nước. Chính những
ảnh hưởng gần gũi mà sâu sắc ấy đã góp phần hun đúc ý chí kiên cường cho
sự nghiệp cách mạng sau này của Đại tướng.
Với bản tính thông minh, ham học, chàng trai họ Võ làng An Xá đã sớm
xa nhà tìm cơ hội học hành, lúc đầu xuống thị xã Đồng Hới, sau đó vào Huế
thi vào Trường Quốc học và đỗ Á khoa khoá thi năm 1925. Trong thời kỳ học
ở Huế, chàng học trò còn nhỏ tuổi đã có cơ may được gặp chí sĩ Phan Bội
Châu để được nghe những bài thuyết giảng về lịch sử dân tộc và lý tưởng
cách mạng. Từ đó chàng thanh niên Võ Nguyên Giáp say mê theo đuổi chân
lý của lịch sử. Cũng tại đây, Võ Nguyên Giáp đã liên hệ với những nhà cách
mạng trẻ như Nguyễn Chí Diểu, Hải Triều và bắt đầu làm báo, chuẩn bị cho
giai đoạn tham gia vào hoạt động chính trị.
Sau khi bị thực dân Pháp bắt rồi bị đuổi học vì tham gia tổ chức bãi khóa
và phải trở về quê nhà vào năm 1928, Võ Nguyên Giáp đã được Nguyễn Chí
Diểu trao cho những tài liệu của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên do
Nguyễn Ái Quốc sáng lập ở Quảng Châu năm 1925. Ông đã từng viết lại cảm
xúc của mình khi đọc những tài liệu này: "Bài luận văn của Nguyễn Ái Quốc
đã gây cho chúng tôi một lòng căm phẫn sâu sắc như một luồng điện giật" .
1
Đây chính là ảnh hưởng đầu tiên của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc với
_______________
1. Cecil B. Currey: Chiến thắng bằng mọi giá - Thiên tài quân sự: Đại tướng Võ Nguyên Giáp,
Nxb. Thế giới, Hà Nội, 2013, tr.46.
208