Page 207 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 207

Phần thứ nhất: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG


                  quân ta đã định. Kết cục là cánh quân do Vũ Nạp chỉ huy đã hoàn thành
                  sứ mệnh Quốc công tiết chế giao cho, buộc hơn 600 đại chiến thuyền của

                  địch phải quay trở lại đường sông Đá Bạc rồi bị lùa vào trận địa bãi cọc để
                  phục binh đánh tan tành .
                                              1
                      Người thứ hai xin được nhắc tới là một danh tướng của Quang Trung,

                  Đại đô đốc Võ Văn Dũng. Sát cánh cùng các thủ lĩnh Tây Sơn ngay từ những
                  ngày đầu dựng cờ khởi nghĩa, Võ Văn Dũng cùng với Trần Quang Diệu luôn
                  như hai cánh tay đắc lực của Nguyễn Huệ và hầu như có mặt trong tất cả
                  các chiến dịch quan trọng của quân Tây Sơn. Hoàng đế Quang Trung thường

                  nói “Võ Văn Dũng là tâm phúc của ta”. Ông là danh tướng được phong đến
                  chức Đại Đô đốc, trong hàng quan văn ông được phong đến Đại Tư đồ. Ngoài
                  tài thao lược về quân sự, ông còn là một nhà ngoại giao. Ngay sau khi đại

                  phá quân Thanh vào mùa xuân năm Kỷ Dậu (1789), lường trước việc nhà
                  Thanh cay cú sẽ đem quân quay lại trả thù, Quang Trung đã cử ngay một
                  phái bộ ngoại giao do Võ Văn Dũng sang thương thảo để phần nào khiến
                  “Thiên triều bớt bẽ mặt”. Kết quả là tài ngoại giao khôn khéo của Võ Văn

                  Dũng đã “giúp” cho nhà Thanh có cớ từ bỏ một cuộc chiến phục thù. Qua lần
                  tiếp xúc này, Võ Văn Dũng  đã mục kích sở thị sự khiếp nhược của quân
                  Thanh trước nghĩa quân Tây Sơn. Đây chính là lý do Quang Trung cử ông đi

                  sứ lần thứ hai với những đòi hỏi cứng rắn. Tiếc rằng, những yêu sách của
                  nhà Tây Sơn,  đang diễn biến theo chiều hướng có lợi cho Việt Nam thì
                  Quang Trung qua đời.
                      Nhân vật họ Võ thứ ba xin được nhắc tới là Võ Duy Dương (trong sử sách
                  thường gọi là Thiên hộ Dương). Ông vốn là người Bình Định vào khai hoang

                  ở Đồng Tháp Mười, được triều đình phong chức Thiên hộ. Là một võ quan
                  nhưng ông rất yêu thích văn chương nên  đã kết bạn thân với Thủ khoa
                  Huân (Nguyễn Hữu Huân). Khi triều đình ký Hàng ước 1862, ông đã cùng

                  với Nguyễn Hữu Huân liên kết với Trương Định tổ chức đánh Pháp. Hiểu
                  được tình thế bất lợi về lực lượng và thái độ khiếp nhược của nhà Nguyễn,
                  ông  đã vận dụng trí tuệ viết ra kế sách dùng mưu giành lại 3 tỉnh miền


                  _______________
                      1. Câu chuyện này đã từng được GS. Phan Huy Lê báo cáo với Đại tướng Võ Nguyên Giáp
                  trong một buổi làm việc về nghệ thuật quân sự Việt Nam. Tôi có may mắn tham dự buổi làm
                  việc ấy.

                                                                                                   205
   202   203   204   205   206   207   208   209   210   211   212