Page 206 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 206
ĐẠI TƯỚNG, TỔNG TƯ LỆNH VÕ NGUYÊN GIÁP - MỘT T I NĂNG QUÂN SỰ XUẤT CHÚNG...
Không chỉ được biết đến như một dòng họ có truyền thống nhân văn và
đóng góp nhiều trên các lĩnh vực từ chương và khoa học, họ Vũ - Võ còn sản
sinh ra những nhà quân sự có tài. Có thể nói trong suốt chiều dài hàng
nghìn năm lịch sử của dân tộc, thời nào cũng có danh tướng họ Vũ - Võ.
Trong bài viết này chỉ xin dẫn ra ba trường hợp các vị tướng lĩnh, chỉ huy
quân sự có tài năng xuất chúng và thể hiện rõ những tố chất là những
người con họ Vũ - Võ. Trước hết xin nói về Vũ Nạp. Ông xuất thân từ làng
Mộ Trạch, vốn là người giỏi chữ nghĩa. Năm 1247, Vũ Nạp đỗ Ất khoa
trong kỳ thi Đình dưới thời Trần Thái Tông, sau đó được bổ về Hàn Lâm
viện giữ chức Tăng thống. Khi quân Mông Cổ đến xâm lược vào năm 1258,
ông được cử đến trấn giữ vùng Hải Đông. Trong gần 30 năm cai quản vùng
đất này, ông đã có công lớn trong việc tổ chức dân khai hoang, lập ấp khiến
cho cư dân vùng duyên hải quan yếu ngày càng trù mật. Nhưng điều mà
nhân dân và sử sách luôn ca ngợi ông như một thánh tướng chính là nhờ
chiến công ông đã cùng với tướng Trần Quốc Bảo lập nên trong Chiến dịch
Bạch Đằng năm 1288. Theo kế sách của Hưng Đạo Đại vương thì trận địa
bãi cọc được bố trí trên một (hoặc một số) lạch triều chảy từ sông Đá Bạc ra
biển. Để có thể điều được đại quân giặc vào bãi cọc phải bằng mọi giá đánh
chặn không cho chúng theo đường sông Giá. Nhiệm vụ vô cùng khó khăn
này Trần Quốc Tuấn đã giao cho 2 tướng Trần Quốc Bảo và tướng Vũ Nạp.
Vì thế giặc mạnh, lực lượng quân ta lại mỏng nên khi quân Nguyên tiến
vào sông Giá, trận đánh diễn ra vô cùng ác liệt. Chánh tướng Trần Quốc
Bảo tử trận, Vũ Nạp phải đảm đương vị trí của người tổng chỉ huy. Trước
tình thế lực lượng chênh lệch quá lớn, với trí tuệ của một người hiểu biết
sâu rộng, Vũ Nạp đã kết hợp động viên các chiến binh tử chiến cùng với
việc dùng mưu kế để hoàn thành trọng trách triều đình giao cho. Là người
được nhân dân địa phương biết ơn và mến mộ, ông đã huy động nhân dân
quanh vùng gom hàng nghìn mo cau thả xuống khúc sông quân Nguyên sẽ
1
đi qua và cho dân chúng nấp hai bên bờ hò hét thật to, gõ phèng la dậy trời
khiến quân Nguyên nhầm tưởng có rất nhiều quân Trần mai phục phía
trước mà chùn chân không dám tiến, buộc phải quay lại ra biển theo đường
_______________
1. Lương ăn của binh lính trước đây thường là cơm nắm đựng trong mo cau nên mưu kế này
đã làm cho quân Nguyên hoang mang, không dám quyết chiến ở sông Giá.
204