Page 499 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 499
Phần thứ hai: T I NĂNG QUÂN SỰ XUẤT CHÚNG, CỐNG HIẾN ĐẶC BIỆT XUẤT SẮC...
tiếp tục nhiệm vụ. Khi đồng chí đến Sài Gòn thì cơ quan Kỳ bộ của Tân Việt
đang bị thực dân Pháp khám xét, đồng chí Đào Xuân Mai phụ trách Kỳ bộ bị
địch bắt. Theo gợi ý của Nguyễn Đình Kiên, Võ Nguyên Giáp đã gặp gỡ, bàn
bạc và thông báo chủ trương của Tổng bộ cho Kỳ bộ Nam Kỳ qua Lê Phú
Thành, đảng viên của Tân Việt sinh hoạt trong Kỳ bộ Nam Kỳ.
Trở lại Huế, Võ Nguyên Giáp được biết Tổng bộ Tân Việt dự kiến triệu
tập Đại hội vào tháng 7/1929 tại Huế, nhưng Đại hội không họp được vì thực
dân Pháp khủng bố gắt gao. Nhiều đảng viên Tân Việt bị bắt.
Tối 28/12/1929, theo đề nghị của Kỳ bộ Nam Kỳ, một cuộc họp đại biểu 3
kỳ được triệu tập tại ga chợ Thượng (Đức Thọ - Hà Tĩnh) để thống nhất tổ
chức của Đông Dương Cộng sản Liên đoàn. Võ Nguyên Giáp được triệu tập
đi họp tại ga Chợ Thượng, nhưng không đi được vì mật thám theo dõi gắt
gao xung quanh nhà. Hội nghị thành lập Đông Dương Cộng sản Liên đoàn
đang tiếp tục thì phải chuyển nơi họp. Trên đường di chuyển thì bị lộ, các
đại biểu đều bị bắt tại bến đò Trai, huyện Đức Thọ, Hà Tĩnh. Sau khi Đảng
Cộng sản Việt Nam ra đời, ngày 24/2/1930, Đông Dương Cộng sản Liên đoàn
đã gia nhập Đảng.
Trong những năm 1930-1931, phong trào Xôviết Nghệ - Tĩnh diễn ra
mạnh mẽ, cổ vũ hàng vạn quần chúng đứng lên đấu tranh chống áp bức, bóc
lột của thực dân, phong kiến. Hoảng sợ trước sức mạnh đấu tranh của công
nông Nghệ - Tĩnh, thực dân Pháp đã dùng mọi biện pháp để khủng bố.
Trước tình hình khẩn cấp đó, Trung ương Đảng chủ trương vận động quần
chúng, một mặt, đấu tranh chặn đứng bàn tay tàn bạo của kẻ thù, mặt khác,
góp tiền của cứu tế cho Nghệ - Tĩnh. Võ Nguyên Giáp và em trai là Võ
Thuần Nho đã hăng hái góp tiền ủng hộ Nghệ - Tĩnh đỏ.
2. Kiên trung chốn lao tù, vận động, tuyên truyền cách mạng
Cuối năm 1930, thực dân Pháp tăng cường, khủng bố phong trào cách
mạng. Chúng cho xe chở lính đi khắp nơi bắt bớ những người ủng hộ Xôviết
Nghệ - Tĩnh. Trong số những người bị bắt ở Huế có Võ Nguyên Giáp, Võ
Thuần Nho, Lê Viết Lượng, Đặng Thai Mai, Nguyễn Thị Quang Thái...,
giam tại nhà lao Thừa Phủ (Huế).
Mặc dù bị mật thám Pháp tra tấn, xét hỏi, nhưng Võ Nguyên Giáp
luôn chứng tỏ bản lĩnh kiên cường, không hề run sợ trước cường quyền.
497