Page 500 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 500
ĐẠI TƯỚNG, TỔNG TƯ LỆNH VÕ NGUYÊN GIÁP - MỘT T I NĂNG QUÂN SỰ XUẤT CHÚNG...
Võ Nguyên Giáp chỉ nhận mình do có lòng yêu nước mà tham gia một số
phong trào của thanh niên để tranh thủ án treo mà sớm ra ngoài hoạt
động. Nhưng thực dân Pháp lo sợ, chúng đã đổi án treo, kết án Võ Nguyên
Giáp 2 năm tù giam.
Những năm tháng sống trong nhà tù thực dân, Võ Nguyên Giáp không
hề đơn độc, xung quanh anh có rất nhiều đồng chí vừa là thầy trò, anh em,
bạn bè tin cậy. Trong nhà lao Thừa Phủ, Võ Nguyên Giáp chú ý theo dõi
tình hình để động viên anh em, chủ động đối phó với các âm mưu, thủ đoạn
của kẻ thù. Bị cai ngục áp dụng rất nhiều biện pháp tra tấn về thể xác, truy
bức về tinh thần, tra khảo nhiều lần, nhốt vào hầm tối... Tuy bị rất nhiều
cực hình trong nhà tù, nhưng Võ Nguyên Giáp đã thể hiện rõ bản lĩnh kiên
cường của người chiến sĩ cộng sản, không hề run sợ trước đòn tra tấn, hình
phạt tàn bạo của chúng, luôn giữ vững lập trường trước sự mua chuộc, dụ dỗ
rất xảo quyệt của kẻ thù. Võ Nguyên Giáp còn tích cực đấu tranh chống lại
chế độ kìm kẹp, tra tấn tàn bạo của nhà tù thực dân, cổ vũ, động viên đồng
chí, bạn bè giữ vững khí tiết. Trong số tù nhân bị giam có Nguyễn Thị
Quang Thái (sau này là vợ của Võ Nguyên Giáp). Năm 1930, Nguyễn Thị
Quang Thái, người con gái của làng Nhân Chính (nay thuộc quận Thanh
Xuân, Hà Nội), đang học tại Trường Nữ sinh Đồng Khánh (Huế) thì bị thực
dân Pháp bắt về “tội” tham gia lãnh đạo phong trào nữ sinh, kêu gọi ủng hộ
Xôviết Nghệ - Tĩnh và bị kết án 3 năm tù giam. Trong nhà lao Thừa Phủ,
Nguyễn Thị Quang Thái đã nổi tiếng về bài thơ nói lên khí phách của một
thiếu nữ anh hùng trước cảnh nước mất, thân mình bị tù đày chỉ vì ủng hộ
chính nghĩa. Bài thơ vô đề đó như sau:
“Mười sáu năm nay sống ở đời
Nhân tình nghĩ đến lệ đầy vơi
Trông phường đế quốc lòng ngao ngán
Thấy bạn cần lao dạ rối bời
Quyết chí hy sinh thây kệ chết
Dốc lòng phấn đấu mặc đầu rơi
Ngọn cờ vô sản bao giờ phất
Chín suối hồn ta mỉm miệng cười” .
1
_______________
1. http://hoalo.vn: “Liệt sĩ Nguyễn Thị Quang Thái (1915-1944)”.
498