Page 502 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 502
ĐỒNG CHÍ VÕ NGUYÊN GIÁP
TRONG THỜI KỲ MẶT TRẬN DÂN CHỦ (1936-1939)
∗
TS. LƯƠNG THỊ HỒNG
Đ ại tướng Võ Nguyên Giáp (1911-2013) là một trong những học trò
xuất sắc và gần gũi của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Cuộc đời hoạt động
của Đại tướng gắn liền với quá trình phát triển của cách mạng nước ta và
những mốc son lịch sử trọng đại của dân tộc Việt Nam trong suốt thế kỷ XX.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp được thế giới biết đến là một nhà quân sự lỗi lạc,
vị Tổng Tư lệnh, là “Anh Cả” của Quân đội nhân dân Việt Nam, nhưng trước
hết ông còn là một nhà chính trị, một nhà giáo, một nhà báo. Trong thời kỳ
Mặt trận Dân chủ (1936-1939), đồng chí Võ Nguyên Giáp hoạt động sôi nổi
và có nhiều đóng góp cho cách mạng trong lĩnh vực báo chí.
Tháng 7/1935, Đại hội VII của Quốc tế Cộng sản đề xướng việc thành lập
Mặt trận nhân dân rộng rãi chống phát xít, chống chiến tranh, đòi tự do,
dân chủ, bảo vệ hòa bình, cải thiện đời sống nhân dân. Tại Pháp, tháng
5/1936, Mặt trận Bình dân Pháp giành thắng lợi trong cuộc Tổng tuyển cử.
Đối với các thuộc địa, cương lĩnh của Mặt trận đòi thành lập các đoàn của
Quốc hội để điều tra tình hình, nhất là ở Bắc Phi và Đông Dương, thành lập
Ủy ban Điều tra thuộc địa, ân xá chính trị phạm, ban hành các quyền tự do,
dân chủ, quyền tự do nghiệp đoàn, cải thiện điều kiện làm việc của những
người lao động... Những sự kiện trên đã ảnh hưởng trực tiếp và mạnh mẽ
đến cách mạng Việt Nam.
Trước tình hình đó, tháng 7/1936, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương
Đảng đã họp dưới sự chủ trì của đồng chí Lê Hồng Phong để đề ra đường lối
và phương pháp đấu tranh trong tình hình mới. Hội nghị khẳng định nhiệm
_______________
∗ Viện Sử học Việt Nam.
500