Page 498 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 498
ĐẠI TƯỚNG, TỔNG TƯ LỆNH VÕ NGUYÊN GIÁP - MỘT T I NĂNG QUÂN SỰ XUẤT CHÚNG...
Cuối năm 1927, Nguyễn Chí Diểu từ Huế ra tìm Võ Nguyên Giáp (lúc
này, Nguyễn Chí Diểu là Ủy viên Kỳ bộ Trung Kỳ của Hội Việt Nam Cách
mạng Thanh niên) và kết nạp Võ Nguyên Giáp vào Hội Việt Nam Cách
mạng Thanh niên.
Sau khi trở thành đảng viên Đảng Tân Việt, có điều kiện được đọc và
tiếp thu những quan điểm trong tác phẩm Đường Kách mệnh - tập bài giảng
của chương trình huấn luyện chính trị do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo, Võ
Nguyên Giáp đã nhận thức rõ nhiều vấn đề lý luận cách mạng quan trọng.
Được sự phân công của tổ chức, mùa thu năm 1928, Võ Nguyên Giáp trở
lại hoạt động ở Huế với nhiệm vụ Ủy viên Tuyên huấn của Tân Việt Cách
mạng Đảng. Sau đó, Võ Nguyên Giáp được Nguyễn Chí Diểu giới thiệu đến
làm việc tại Quan Hải tùng thư - nhà xuất bản của Tổng bộ Tân Việt do Đào
Duy Anh , Bí thư Tân Việt lập ra, đặt trụ sở ở phố Đông Ba (thành phố
1
Huế). Sau một thời gian sinh hoạt trong tiểu tổ, Võ Nguyên Giáp được Ban
Thường vụ Tổng bộ Tân Việt giao phụ trách tuyên huấn và giao thông liên
lạc. Đồng thời, Đào Duy Anh giới thiệu Võ Nguyên Giáp với Huỳnh Thúc
Kháng và được Huỳnh Thúc Kháng đồng ý nhận làm biên tập viên báo
Tiếng dân.
Thời gian tham gia Tân Việt, làm việc ở Quan Hải tùng thư và báo Tiếng
dân đã thúc đẩy quá trình trưởng thành nhanh chóng về chính trị của người
thanh niên yêu nước Võ Nguyên Giáp. Báo Tiếng dân là tờ báo lớn ở Trung
Kỳ, có xu hướng tiến bộ do Huỳnh Thúc Kháng, một chí sĩ yêu nước sáng
lập. Võ Nguyên Giáp sớm ý thức được tầm quan trọng của công việc được
phân công, anh không quản thiếu thốn về vật chất, phương tiện làm việc,
khó khăn trong cuộc sống để hoàn thành nhiệm vụ. Đầu năm 1929, Võ
Nguyên Giáp đã được Tổng bộ giao nhiệm vụ ra Vinh, Hà Nội và vào Sài
Gòn để tranh thủ vận động các kỳ bộ Tân Việt chuyển sang hàng ngũ cộng
sản. Từ Hà Nội trở về Huế, Võ Nguyên Giáp nhận được báo cáo của Liên
tỉnh ủy Nghệ Tĩnh, đã chuyển toàn bộ các tổ chức cơ sở Tân Việt sang thành
lập các chi bộ cộng sản. Ngay sau đó, Võ Nguyên Giáp lập tức đi Sài Gòn để
_______________
1. Đào Duy Anh là thầy giáo cũ của Võ Nguyên Giáp hồi ở Trường Tiểu học Đồng Hới, Quảng
Bình, một người chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của cụ Phan Bội Châu. Cuối năm 1925, Đào Duy Anh
đã gặp cụ Phan Bội Châu tại thị xã Đồng Hới, sau khi gặp gỡ, trao đổi, Đào Duy Anh đã quyết định
chuyển sang làm báo để tuyên truyền cách mạng.
496