Page 503 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 503
Phần thứ hai: T I NĂNG QUÂN SỰ XUẤT CHÚNG, CỐNG HIẾN ĐẶC BIỆT XUẤT SẮC...
vụ chiến lược của cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân Việt Nam là chống
đế quốc và chống phong kiến không hề thay đổi. Tuy nhiên, trong tình hình
mới cần xác định cụ thể đối tượng của cách mạng Việt Nam, cần tập trung
lực lượng để đánh đổ các thế lực phản động thuộc địa và tay sai. Do đó, mục
tiêu chủ yếu trước mắt của cách mạng là đấu tranh chống chế độ phản động
thuộc địa, chống phát xít và chiến tranh, đòi tự do, dân chủ, cơm áo và hòa
bình. Hội nghị chủ trương thành lập Mặt trận nhân dân phản đế rộng rãi,
bao gồm các giai cấp, các đảng phái, các đoàn thể chính trị và tín ngưỡng,
tôn giáo khác nhau, các dân tộc ở xứ Đông Dương để cùng thực hiện những
mục tiêu trên. Các hội nghị tiếp theo của Trung ương trong những năm
1937-1938 bổ sung và hoàn chỉnh chủ trương chuyển hướng đấu tranh của
Hội nghị Trung ương tháng 7/1936.
Trong bối cảnh tình hình đang chuyển biến tích cực, có lợi cho phong
trào, tận dụng việc nới rộng các quyền tự do, dân chủ, trong đó có quyền tự
do báo chí của Pháp, Đảng ta chủ trương đẩy mạnh việc đấu tranh trên mặt
trận báo chí công khai. Trong thời kỳ 1936-1939, cuộc đấu tranh trên lĩnh
vực tư tưởng - văn hóa chiếm một vị trí quan trọng. Đảng ta đã triệt để sử
dụng báo chí công khai làm vũ khí đấu tranh cách mạng. Năm 1936, Trung
ương Đảng và các xứ ủy tìm mọi cách để xuất bản những tờ báo tiếng Việt,
bên cạnh những tờ báo tiếng Pháp, góp phần vào cuộc đấu tranh đòi tự do,
dân chủ, cơm áo, hòa bình.
Đồng chí Võ Nguyên Giáp lúc này là thầy giáo của Trường Thăng Long,
vừa dạy học, đồng chí vừa tiếp tục hoạt động báo chí trong nhóm bán công
khai do đồng chí Đặng Xuân Khu (Trường Chinh) lãnh đạo. Đồng chí
Võ Nguyên Giáp cũng là người khởi xướng ra tờ báo cách mạng công khai
đầu tiên, chớp thời cơ ra báo sớm nhất. Theo pháp luật Pháp tại thuộc địa,
muốn ra báo tiếng Pháp, tiếng Việt đều phải có giấy phép, đặc biệt là báo
tiếng Việt, nhất thiết phải có giấy phép trước khi ra báo. Võ Nguyên Giáp
cùng với Đặng Thai Mai và các giáo sư Trường Thăng Long đã mua lại bản
quyền tờ Hồn trẻ của Hướng đạo sinh vì thua lỗ, phải tạm ngừng xuất bản
và tiếp tục cho ra báo với nội dung mới mang tên Hồn trẻ tập mới. Tờ báo
kịp thời ra mắt ngày 6/6/1936, chỉ hai ngày sau khi Chính phủ Mặt trận
Bình dân Pháp do Léon Blum làm Thủ tướng lên nắm quyền. Đây là tờ báo
tiếng Việt đầu tiên công khai cổ động đấu tranh cho các khẩu hiệu dân sinh,
501