Page 518 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 518
ĐẠI TƯỚNG, TỔNG TƯ LỆNH VÕ NGUYÊN GIÁP - MỘT T I NĂNG QUÂN SỰ XUẤT CHÚNG...
bám gót quân đội Tưởng để trở về Việt Nam. Còn Võ Nguyên Giáp cũng
tranh thủ hỏi về vấn đề Liên hiệp các dân tộc bị áp bức Á Đông - nhiệm vụ
mà Hoàng Văn Thụ căn dặn trước lúc sang đây; được Người cho biết vấn đề
đó vẫn rất cần nhưng về điều kiện tổ chức thì hiện nay chưa chín nên
không đặt ra.
Thời gian sau đó, để chuẩn bị đội ngũ cán bộ cho phong trào cách mạng
trong nước, Nguyễn Ái Quốc giới thiệu các đồng chí Võ Nguyên Giáp, Phạm
Văn Đồng và Cao Hồng Lãnh đi học Trường Quân chính Diên An; đồng thời
nhấn mạnh: phải tranh thủ học tập về quân sự. Tiếp đó, Nguyễn Ái Quốc
đánh máy một tờ giấy ký tên Hồ Quang, giới thiệu Võ Nguyên Giáp, lấy bí
danh Dương Hoài Nam và Phạm Văn Đồng, lấy bí danh Lâm Bá Kiệt với Biện
sự xứ của Bát lộ quân Quế Dương và Ban Giám hiệu ở Diên An. Chuyến đi do
các đồng chí Trung Quốc tổ chức, nhờ một chiếc xe chở thuốc từ Côn Minh đi
Quế Dương. Xe của Trung Hoa Quốc dân Đảng nhưng lái xe lại là một đảng
viên Đảng Cộng sản Trung Quốc. Đi mất ba ngày thì đến Quý Dương, nhưng
sau đó hủy cuộc đi Diên An vì tình hình cách mạng thay đổi.
Sau thời gian ở Quế Lâm, cuối năm 1940, Võ Nguyên Giáp cùng các đồng
chí khác trở về Tĩnh Tây. Đồng chí được Bác Hồ tin tưởng giao nhiệm vụ
cùng với Phạm Văn Đồng, Phùng Chí Kiên... khẩn trương lập kế hoạch, biên
soạn chương trình, bài giảng, tổ chức lớp huấn luyện cán bộ. Đầu tháng
1/1941, lớp huấn luyện cán bộ được tổ chức tại đồn Niệm Quang (thôn Linh
Quang, hương Cát Bàn, huyện Tịnh Tây) gồm 43 đồng chí (trong đó có 3 giáo
viên) mà Bác gọi đây là “43 con chim đại bàng” chuẩn bị tung cánh bay về
1
Việt Nam làm cách mạng. Các bài giảng cho lớp huấn luyện, sau này được
Tổng bộ Việt Minh bổ sung xuất bản thành sách Con đường giải phóng,
dùng làm tài liệu huấn luyện cán bộ của Mặt trận Việt Minh, trang bị
những kiến thức cơ bản về một số vấn đề cách mạng Việt Nam.
Bốn là, cầu nối hoạt động trong nước với ngoài nước, củng cố cơ sở cách
mạng Việt Nam ở hải ngoại, duy trì các mối liên hệ cùng phối hợp thực hiện
nhiệm vụ cách mạng.
_______________
1. 中共靖西县委党历史办公室:胡志明与靖西,广西人民出本社, 2010 年, 第37 页. (Ban Nghiên
cứu Lịch sử Đảng huyện Tĩnh Tây: Hồ Chí Minh với Tĩnh Tây, Nxb. Nhân dân Quảng Tây, 2010,
tr. 36).
516