Page 558 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 558
ĐẠI TƯỚNG, TỔNG TƯ LỆNH VÕ NGUYÊN GIÁP - MỘT T I NĂNG QUÂN SỰ XUẤT CHÚNG...
cũng ít tham gia vào các cuộc thảo luận, bàn bạc trong đoàn. Những cuộc
tranh luận nảy lửa, gay gắt tại các phiên họp toàn thể và các tiểu ban đều do
Võ Nguyên Giáp “đứng mũi, chịu sào”.
Trong quá trình thảo luận vấn đề dân tộc thiểu số và vấn đề trưng cầu
dân ý, phía Pháp đòi tách phần đất Tây Nguyên thành một “xứ” “trực
thuộc Pháp” để Pháp có một chân trong Liên bang Đông Dương; họ ngang
nhiên tuyên bố: “Nước Pháp có nhiệm vụ trước thế giới là phải bảo vệ các
dân tộc thiểu số Cao Nguyên”. Đáp trả đòi hỏi trắng trợn và vô lý đó,
Võ Nguyên Giáp nói: “Vấn đề các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên là việc nội
trị của chúng tôi”.
Về vấn đề trưng cầu dân ý, phía Pháp cho rằng cuộc trưng cầu dân ý - do
Pháp tổ chức - sẽ chỉ diễn ra ở Nam Kỳ và Trung Kỳ. Chính phủ Việt Nam
không được tham dự vào nội tình chính trị của hai “xứ” ấy trước khi có kết
quả của trưng cầu dân ý. Trắng trợn hơn, họ ngang nhiên tuyên bố tại hội
nghị này, phái đoàn Việt Nam không có quyền bàn đến nội trị các “xứ” ấy.
Trước tuyên bố xấc xược đó từ phía Pháp, Võ Nguyên Giáp và các thành viên
trong đoàn đều bực tức và phẫn nộ, song vẫn phải cố kìm nén. Với Võ
Nguyên Giáp, lúc này là phải cố bình tĩnh để nghĩ ra cách đối đáp sao cho
người Pháp thấy được quyết tâm đấu tranh thống nhất đất nước của toàn
dân Việt Nam; đồng thời tiếp tục vạch cho họ thấy rằng họ đang lấn sâu vào
lầm đường, lạc lối.
Trong suốt hơn 3 tuần diễn ra hội nghị, vấn đề chiếm nhiều thời gian
nhất và đấu tranh căng thẳng, tồn tại nhiều bất đồng nhất là vấn đề chính
trị và quân sự. Tính chất căng thẳng và quyết liệt của hai vấn đề này kéo
dài cho đến phiên họp toàn thể cuối cùng vào ngày 11/5/1946.
Trong phiên họp toàn thể cuối cùng, trở lại vấn đề Nam Bộ, Võ Nguyên
Giáp đã tuyên bố thẳng với Phái đoàn Pháp: “Các chiến sĩ Việt Nam đã trải
qua nhiều khó khăn trong cuộc chiến đấu giành tự do cho Tổ quốc, chỉ có thể
chấp nhận hòa bình trong công bằng và danh dự. Nhân danh một dân tộc đã
có hàng nghìn năm tôi luyện trong lao động và đấu tranh, tôi khẳng định với
các ông rằng: Ngày nào Nam Bộ còn bị tách khỏi Việt Nam thì ngày ấy mỗi
người dân Việt Nam còn không ngừng dốc hết nghị lực của mình vào cuộc
đấu tranh để đưa Nam Bộ trở về trong lòng Tổ quốc. Nếu tiếng nói của
chúng tôi không được đáp lại, bản Hiệp định không được tôn trọng thì chúng
556