Page 557 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 557
Phần thứ hai: T I NĂNG QUÂN SỰ XUẤT CHÚNG, CỐNG HIẾN ĐẶC BIỆT XUẤT SẮC...
bang chỉ có quan hệ về kinh tế, trong khi Pháp đòi thành lập Liên bang (Việt
Nam là một thành viên) do một Cao ủy Pháp đứng đầu. Việt Nam yêu cầu có
đại diện tại Liên hợp quốc và các nước trong và ngoài Liên hiệp Pháp, trong
khi Pháp không chịu công nhận quyền ngoại giao của Việt Nam... Các vấn
đề liên quan đến Nam Bộ như ngừng bắn, trưng cầu dân ý... phía Pháp dây
dưa, né tránh và cố ý đẩy xuống bàn thảo cuối cùng.
Ngày 20/4, tại phiên họp của Tiểu ban Chính trị, Võ Nguyên Giáp đã yêu
cầu phía Pháp phải ghi ngay vào chương trình nghị sự vấn đề thực hiện một
bầu không khí thuận tiện cho cuộc đàm phán và vấn đề đình chiến tại Nam Bộ.
Như đã nêu ở trên, phía Pháp vẫn cố ý lảng tránh vấn đề đình chiến tại Nam
Bộ liền bị Võ Nguyên Giáp vạch rõ: Trong Hiệp định Sơ bộ 6/3 chẳng phải đã
ghi: “Hai chính phủ lập tức quyết định mọi phương sách cần thiết để đình chỉ
cuộc xung đột” đó sao. Lập luận sắc sảo và đanh thép của Võ Nguyên Giáp đã
đẩy đoàn Pháp vào thế lúng túng. Họ không viện được lý lẽ gì để bác bỏ yêu
cầu đình chiến của ta, thậm chí một số thành viên phái đoàn Pháp cũng thấy
đề nghị của ta là có lý. Mặc dù vậy, cả Mesmer cũng như D’Argenlieu vẫn
không chịu ghi vấn đề này vào trong chương trình nghị sự.
Sáng ngày 22/4, trước khi bước vào phiên họp của Tiểu ban Chính trị,
Max André trao cho Võ Nguyên Giáp một bức thư nhờ can thiệp cho vụ việc
một số binh lính Pháp bị ta bắt ở Nam Bộ, trong thư có cả ý “hăm dọa” nếu
đề nghị không được đáp ứng. Với một thái độ kìm nén, Võ Nguyên Giáp
thẳng thừng đáp lại: “Bây giờ trong Nam Bộ vẫn đánh nhau, các ông nói đó
là dẹp giặc. Nếu nói vậy thì FFT (Lực lượng du kích Pháp chống quân Đức
quốc xã chiếm đóng) của Pháp cũng là giặc chăng?” . Khi viên tướng Tổng
1
Tham mưu trưởng Quân đội Pháp trên đường từ Nam Kinh (Trung Quốc) về
Pháp ghé qua Hội nghị Đà Lạt, Võ Nguyên Giáp đã tranh thủ gặp và nói
thẳng với vị tướng này: “Người Pháp phải thực hiện đình chiến theo đúng
tinh thần của bản Hiệp định Sơ bộ. Nếu không, nhân dân Việt Nam sẽ tiếp
tục chiến đấu đến cùng. Tôi muốn nói với ông điều này với tư cách là một
người kháng chiến” . Mặc dù tại Hội nghị này, Trưởng đoàn Việt Nam là
2
Nguyễn Tường Tam nhưng ông ta đã lẩn tránh phần lớn các phiên họp và
_______________
1. Hoàng Xuân Hãn: “Một vài ký vãng về Hội nghị Đà Lạt”, Tlđd, tr. 25.
2. Võ Nguyên Giáp: Tổng tập hồi ký, Sđd, tr. 275.
555