Page 127 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 127

nghị quyết của Trung ương, trong đó có Chỉ thị Nhật - Pháp bắn
                           nhau và hành động của chúng ta (ngày 12/3/1945), và tình hình
                           phong trào cách mạng chung trong cả nước, ông Võ Nguyên Giáp
                           báo cáo về Hội nghị quân sự Bắc Kỳ và tình hình cụ thể phong trào
                           hai căn cứ cách mạng ở Việt Bắc. Cụ Hồ tán thành đường lối của
                           Trung ương vì “phù hợp với thực tiễn Việt Nam”. Cụ nhận xét chỉ

                           thị ngày 12/3/1945 là “kịp thời” và nêu ý kiến sửa đổi một vài điểm
                           của Nghị quyết Hội nghị quân sự Bắc Kỳ. Cụ chỉ thị nên sáp nhập
                           hai chiến khu ở hai vùng thuộc Việt Bắc lại thành một căn cứ địa
                           kháng Nhật duy nhất. Lúc này vùng giải phóng đã rộng lớn, bao
                           gồm nhiều địa bàn rừng núi thuộc các tỉnh Cao Bằng, Bắc Kạn,
                           Tuyên Quang, Lạng Sơn, Hà Giang, Thái Nguyên và một số vùng
                           thuộc Bắc Giang, Vĩnh Yên, Phú Thọ, Yên Bái, địa thế liên hoàn,

                           cho nên ta cần thành lập một khu căn cứ lớn, lấy tên là Khu giải
                           phóng để hiệu triệu phong trào kháng Nhật trong cả nước.
                              Thực hiện nghị quyết ngày 4/6 và Mười chính sách lớn của Mặt
                           trận Việt Minh, Khu giải phóng ra đời và được khẩn trương xây
                           dựng thành một căn cứ địa vững chắc về mọi mặt chính trị, quân

                           sự, kinh tế, văn hoá.  Tân Trào trở thành Thủ  đô của Khu giải
                           phóng và là trung tâm liên lạc giữa Cụ Hồ với Trung ương ở miền
                           xuôi, với các chiến khu trong  cả nước và với phái bộ Mỹ  ở Côn
                           Minh - Trung Quốc. Ủy ban chỉ huy lâm thời Khu giải phóng được
                           thành lập, Võ Nguyên Giáp được chỉ định làm thường trực Ủy ban,
                           đặc trách vấn đề quân sự. Hoạt động chủ yếu của ông Giáp lúc này
                           là chuẩn bị lực lượng vũ trang  để sẵn sàng cùng toàn dân thực

                           hiện chủ trương tổng khởi nghĩa khi thời cơ đến. Ông tập trung chỉ
                           đạo khẩn trương xây dựng và chỉnh đốn cả Việt Nam Giải phóng
                           quân và tự vệ du kích địa phương. Ông đặc biệt coi trọng khâu đào
                           tạo cán bộ cơ sở và việc thiết lập hệ thống tổ chức đảng và công tác
                           chính trị trong Giải phóng quân. Theo Nghị quyết Hội nghị quân

                           sự Bắc Kỳ, ông cùng ông Khang (tức Hoàng Văn Thái) tổ chức và


                                                                                           125
   122   123   124   125   126   127   128   129   130   131   132