Page 132 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 132
Điều lo lắng của Võ Nguyên Giáp lúc này là sức khỏe của Cụ Hồ.
Từ cuối tháng 7, Cụ thường bị sốt nóng, hay mê sảng, nhưng mỗi
khi tỉnh, Cụ lại dặn dò công việc. Sau này ông Giáp kể lại, một
buổi tối thấy Cụ rất mệt, ông quyết định đêm đó ở lại với Cụ Hồ
trên lán Nà Lừa. Vừa ăn xong lưng bát cháo do chị Minh Châu,
thư ký Văn phòng nấu từ dưới làng mang lên, Cụ thấy tỉnh táo và
lại trao đổi ý kiến ngay về công việc. Và một câu nói của Hồ Chí
Minh với Võ Nguyên Giáp đã đi vào lịch sử: Lúc này thời cơ thuận
lợi đã tới. Dù hy sinh đến đâu, dù phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn
cũng phải kiên quyết giành cho được độc lập.
Ý kiến khẳng định về thời cơ chiến lược đó càng đốc thúc Võ
Nguyên Giáp khẩn trương mở khoá 2 Quân chính kháng Nhật,
khẩn trương chuẩn bị lực lượng vũ trang ở Tân Trào cũng như các
địa bàn khác trong toàn Khu giải phóng. Nòng cốt đội quân chủ lực
lúc này đã được tổ chức thành một chi đội (tương đương tiểu đoàn
ngày nay), do Lâm Cẩm Như (Lâm Kính) làm Chi đội trưởng, các
đại đội trưởng là Vi Dân, Đàm Quang Trung và Đàm Quốc Chủng.
Đại đội Đàm Quang Trung đứng chân ở trung tâm căn cứ Tân Trào.
Từ đầu tháng 8, tình hình chuyển biến hết sức khẩn trương.
Qua tin tức đài phát thanh nước ngoài, được biết Hội nghị
Pốtxđam giữa các cường quốc đã bế mạc ngày 2/8. Trong quá trình
họp, ngoài những thỏa thuận về chính sách hậu chiến đối với Đức
và châu Âu, ngày 26/7, hội nghị còn ra tuyên bố “đòi chính phủ
Nhật phát ngay lệnh đầu hàng không điều kiện tới tất cả các lực
lượng vũ trang Nhật Bản”. Rồi liên tiếp tin Mỹ ném bom nguyên
tử xuống Hiroshima và Nagasaki, tin Liên Xô tuyên chiến với
Nhật. Trước chuyển biến mau lẹ của cục diện chung, Cụ Hồ chỉ thị
cho Võ Nguyên Giáp viết thư hỏa tốc đi các nơi thúc giục các đại
biểu nhanh chóng về họp Hội nghị toàn quốc của Đảng và Đại hội
quốc dân. Cụ bảo: “Nên họp ngay và cũng không nên kéo dài hội
nghị. Chúng ta cần tranh thủ từng giây, từng phút. Tình hình sẽ
130