Page 130 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 130
Xuân Thủy gợi ý, một học sinh khoá 1 Quân chính Tân Trào mới
viết một bài ôn lại những kỷ niệm về Ông già làm ruộng ở Tân
Trào, đăng mấy số liền trên báo Cứu quốc tháng 8/1946. Có thể đó
là một trong những trang hồi ký sớm nhất viết về Cụ Hồ. Tất
nhiên khi viết, tác giả bài báo đã biết ông Cụ là ai!
Xin trở lại câu chuyện ông Giáp ở Tân Trào.
Từ cuối tháng 3, để “ổn định hậu phương” sau khi hất cẳng
Pháp, bọn cầm đầu quân Nhật luôn phái những đơn vị nhỏ đi
tuần tiễu và càn quét tại nhiều châu, huyện trong vùng giải
phóng Việt Bắc và thường bị quân ta chặn đánh. Nhiều trận phục
kích diễn ra ở Đèo Khế - đường Thái Nguyên - Tuyên Quang -
không xa trung tâm Tân Trào. Vùng thường xuyên xảy ra các
trận chiến đấu giữa Giải phóng quân và quân Nhật là vùng Chợ
Chu và dọc đường số 3 - Thái Nguyên - Bắc Kạn và dọc bờ sông
Chảy từ Yên Bình đến Đoan Hùng, phía nam thị xã Tuyên Quang.
Hạ tuần tháng 6, có tin địch huy động một lực lượng lớn, sắp tiến
công vào căn cứ Tân Trào - Hồng Thái. Có ý kiến đề nghị Cụ Hồ
tạm di chuyển sâu vào rừng để đảm bảo an toàn. Nhưng Cụ nói:
“Địch không thể vào tới đây nếu ta quyết tâm chiến đấu và biết tổ
chức đánh chặn chúng lại, mặc dù lực lượng ta rất nhỏ”. Và Cụ
vẫn ở lán Nà Lừa, không di chuyển. Ông Giáp chỉ thị cho ông
Trần Thế Môn chỉ huy đơn vị Giải phóng quân bảo vệ căn cứ chọn
địa hình có lợi, kiên quyết chặn địch, nhất là ở Đèo Chắn trên con
đường duy nhất địch phải đi qua từ huyện lỵ Sơn Dương vào Tân
Trào, đồng thời chỉ đạo việc tổ chức nhân dân làm vườn không
nhà trống và tạm sơ tán sâu vào rừng. Giải phóng quân kiên trì
bình tĩnh chờ đợi và chỉ nổ súng khi quân Nhật lọt vào trận địa
phục kích. Bị đánh bất ngờ, địch dựa vào hỏa lực mạnh cố đẩy lùi
quân ta nhưng cuối cùng phải rút chạy về hai hướng Tuyên
Quang và Thái Nguyên.
128