Page 128 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 128
trực tiếp chỉ đạo Trường Quân chính kháng Nhật, trường đào tạo
cán bộ quân chính sơ cấp tương đối có hệ thống đầu tiên của quân
đội cách mạng Việt Nam, làm nòng cốt cho hoạt động của Giải
phóng quân trong cao trào tổng khởi nghĩa sắp tới. Hai khoá huấn
luyện mở ra liên tiếp ở Khuổi Kịch - cách Tân Trào chừng 3 km.
Học sinh Trường Quân chính kháng Nhật gồm những cán bộ trẻ do
các địa phương chọn gửi đi học. Ông Giáp và ông Thái trực tiếp tìm
hiểu lý lịch từng người. Số khá đông mới tham gia phong trào từ
khoảng cuối năm 1944 - đầu năm 1945, đặc biệt là sau đảo chính
của Nhật. Nhiều học sinh cũ của trường Thăng Long (Hà Nội) được
gặp lại thầy Giáp và cách xưng hô trong hoàn cảnh mới cũng có
thay đổi, số đông gọi thầy, xưng em, cũng có người gọi đồng chí,
xưng tôi. Năm ấy Võ Nguyên Giáp ở tuổi 34, còn học sinh phổ biến
là kém thầy một giáp (tuổi chừng 18 - 25). Gọi là Trường Quân
chính, nhưng thật ra học sinh được học chính nhiều hơn quân.
Những buổi lên lớp của ông Giáp và các đồng chí Trung ương về
Chương trình Việt Minh, Mười chính sách lớn của Mặt trận Việt
Minh, chủ trương chuẩn bị tiến tới toàn dân khởi nghĩa, những
kinh nghiệm thực tế về công tác vận động quần chúng, kinh nghiệm
ba trận đánh đầu tiên của Giải phóng quân, v.v. chiếm khá nhiều
thời gian so với những buổi học tập về động tác quân sự cơ bản.
Cũng vì vậy, rất lâu trong cuộc đời hoạt động của mình, các học
sinh quân chính Tân Trào hồi đó - dù sau Tổng khởi nghĩa hoạt
động trong ngành gì - vẫn còn giữ mãi những kỷ niệm khó quên về
thầy Võ - anh Văn. Một trong những kỷ niệm sâu sắc về chiến khu
Việt Bắc là câu chuyện về Ông già làm ruộng ở Tân Trào.
Chẳng là khoảng đầu tháng 7/1945, khi khoá 1 vừa khai giảng,
Cụ Hồ quyết định chọn chừng 10 học sinh có trình độ học vấn khá
đi dự “lớp huấn luyện đặc biệt” (sau mới rõ là khoá đào tạo tình
báo - báo vụ viên). Chiều hôm đó, số học sinh này từ Khuổi Kịch ra
Tân Trào, đang ngồi đợi ở nhà đồng bào để được dẫn tiếp đến nơi
126