Page 129 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 129

tập trung, thì ông Giáp đến thăm. Cùng lên nhà sàn còn có một cụ
                           già mặc quần áo chàm, chống gậy, đi giày vải đen kiểu Tàu. Ông
                           Giáp giới thiệu đây là một lão nông địa phương, hết lòng ủng hộ
                           Việt Minh. Thấy anh em đến, tiện đường đi qua, cụ ghé vào thăm.
                           Ta cứ bắt chước bà con địa phương gọi cụ là Cụ Ké... Sau khi ông
                           Giáp và ông Cụ ra về, anh em học sinh bàn tán chung quanh vấn

                           đề: Ông Cụ là ai? Anh em có nhiều lý lẽ để khẳng định rằng ông
                           Ké không phải là “lão nông địa phương”. Cụ nói tiếng Kinh rất sõi.
                           Cụ hỏi rất kỹ về tình hình Hà Nội, lại còn nói anh em vẽ cho một
                           bản đồ “để khi nào có dịp về chơi...”. Khi tranh luận, anh em Kim
                           Hùng - Tuấn Khanh (người Cao Bằng) úp mở nói: ông Ké là bạn
                           của Nguyễn Ái Quốc. Hà Sĩ Bội (người Bắc Kạn) thì tỏ ra hiểu biết,
                           nói ông Ké là Nguyễn Ái Quốc đấy. Cuộc tranh luận chưa ngã ngũ

                           thì hôm sau anh em được lệnh ra chỗ cây đa để có người dẫn lên
                           chỗ tập trung. Đến bãi trống gần cây đa đã thấy ông Giáp và “cụ
                           lão nông” ở đấy. Sau khi ông Giáp dặn dò mọi người về tinh thần
                           học tập, ý thức kỷ luật, ông Cụ “chỉ dặn thêm một điều”, đó là vấn
                           đề đi đại tiện. Cụ nói:

                              - Bà con  địa phương người ta sợ phân  lắm.  Đi  đại tiện, các
                           đồng chí phải lấy cuốc đào đất, đi đại tiện xong, lấp đất kín, vừa vệ
                           sinh vừa làm cho đất thêm tốt.
                              Có lẽ từ “hố mèo” trong bộ đội ta cũng bắt nguồn từ đấy.
                              Anh em lên đường đến nơi tập trung và tất nhiên chuyện thắc
                           mắc hôm qua chưa  được giải  đáp. Ông Cụ  đi cùng nhóm thanh
                           niên học sinh và thêm một điều ngạc nhiên nữa lại xảy ra: Đến bờ

                           suối Nà Lừa, Cụ dừng lại nói chuyện với mấy người nước ngoài...
                           bằng tiếng Anh! Mọi người rỉ tai nhau: rõ ràng không phải là lão
                           nông  địa phương rồi, nhưng ông Cụ là ai thì do nguyên tắc bí
                           mật hồi bấy giờ, chẳng ai dám hỏi mà có hỏi cũng chẳng ai giải
                           đáp  được. Mãi  một năm sau, tháng 8/1946, nhân  kỷ niệm một

                           năm Cách mạng Tháng Tám, do Tổng Biên tập báo Cứu quốc là


                                                                                           127
   124   125   126   127   128   129   130   131   132   133   134