Page 133 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 133
chuyển biến nhanh chóng. Không để lỡ cơ hội”. Trong các ngày 12
và 13/8, có tin Nhật gửi công hàm cho tứ cường, nói sẵn sàng chấp
nhận bản Tuyên bố Pốtxđam, Cụ Hồ - theo chủ trương đã thống
nhất với Thường vụ Trung ương từ trước - quyết định phát động
Tổng khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền trong cả nước và
thành lập Chính phủ lâm thời.
Lúc đầu, dự kiến Hội nghị toàn quốc của Đảng họp chậm lại vì
còn phải đợi một số đại biểu ở xa. Nhưng do thấy trước khả năng
Nhật Hoàng sắp đầu hàng Đồng minh nên Cụ Hồ chỉ thị cần họp
ngay trong ngày 13/8, dù lúc này, chỉ mới có gần 30 đại biểu của
Trung ương và địa phương cùng một số đại biểu hoạt động ở nước
ngoài có mặt ở Tân Trào . Hôm Hội nghị toàn quốc của Đảng khai
1
mạc vì mệt Cụ Hồ không đến dự được. Tổng Bí thư Trường Chinh
chủ trì hội nghị, Võ Nguyên Giáp và Phạm Văn Đồng làm thư ký.
Trong báo cáo của mình, ông Trường Chinh nhấn mạnh tình thế cấp
bách, phải nắm đúng thời cơ, phát động nhân dân nổi dậy giành
chính quyền trước khi quân Đồng minh vào. “Đó là khả năng duy
nhất để giành độc lập dân tộc”. Hội nghị trải qua ba ngày nghe báo
cáo, thảo luận, thông qua nghị quyết và bầu bốn ủy viên bổ sung
vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng, trong đó có Võ Nguyên Giáp.
Sáng ngày 15, sau khi nghe tin Đài Phát thanh Tôkyô truyền đi lời
tuyên bố chính thức của Nhật Hoàng “xin chấp nhận bản Tuyên bố
______________
1. Gồm: Hồ Chí Minh, Trường Chinh, Hoàng Quốc Việt, Nguyễn
Lương Bằng, Võ Nguyên Giáp, Phạm Văn Đồng, Trần Huy Liệu, Trần
Đăng Ninh, Lê Đức Thọ, Tố Hữu, Chu Văn Tấn, Hoàng Văn Hoan,
Nguyễn Văn Trân, Trần Quốc Hoàn, Lê Thanh Nghị, Hà Thị Quế, Vũ Thị
Khôi, Nguyễn Chí Thanh, Trần Quý Hai, Lê Hữu Kiều, Ung Văn Khiêm,
Hà Huy Giáp... và một số đại biểu hoạt động ở nước ngoài. Bà Nguyễn
Thị Thập (trong đoàn đại biểu Nam Kỳ) ra chậm khi hội nghị đã bế mạc
nên chỉ dự Đại hội quốc dân khai mạc ngày 16/8/1945.
131