Page 18 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 18
chiến trường những năm 1948-1950 cho thấy, Tổng Chỉ huy Võ
Nguyên Giáp rất coi trọng vai trò chiến lược của chiến tranh du
kích, nhưng ông không dừng lại ở “chủ nghĩa du kích” mà chủ động
kết hợp từng bước chiến tranh du kích với chiến tranh chính quy từ
thấp lên cao . Đại đội độc lập - tiểu đoàn tập trung là phương thức
1
xây dựng lực lượng chưa từng thấy trong kho tàng kinh nghiệm
quân sự đông tây kim cổ, mà là cách dùng binh riêng của Việt Nam,
một sáng tạo của Võ Nguyên Giáp, nhằm tạo thế “kiềng ba chân”
vững chắc cho lực lượng vũ trang ba thứ quân: bộ đội chủ lực, bộ đội
địa phương và dân quân, du kích. Bằng biện pháp chiến lược này,
ông vừa thực hiện được chủ trương của Trung ương về phát động
chiến tranh du kích vừa duy trì được sự kết hợp thường xuyên chặt
chẽ giữa hai phương thức tác chiến chiến lược: chiến tranh du kích
và chiến tranh chính quy - một loại chiến tranh chính quy Việt
Nam, bắt đầu bằng các trận đánh tập trung quy mô nhỏ và vừa.
Chiếm đóng miền núi không được, làm chủ trung du và đồng
bằng không xong, Tướng Valuy bị triệu hồi, Tướng Bledô (C. Blaizot)
sang thay và trở thành đối thủ thứ ba của ông Giáp. Đúng dịp này,
ở tuổi 37, Tổng Chỉ huy Võ Nguyên Giáp được Cụ Hồ thay mặt
Chính phủ và nhân dân phong quân hàm Đại tướng. Đây là lần
phong quân hàm đầu tiên và cũng là lần cuối cùng trong cuộc đời
binh nghiệp của ông.
Trải qua hơn 20 chiến dịch nhỏ, bộ đội chủ lực đã trưởng
thành, đánh dấu bằng sự ra đời của hai đại đoàn chủ lực đầu tiên
______________
1. Xem các huấn lệnh: Về sự cần thiết phải chuyển sang du kích vận
động chiến (6/3/1947), Chuyển từ tiêu hao chiến sang tiêu diệt chiến
(8/1947), Phát động chiến tranh du kích - Nhiệm vụ quân sự căn bản
trong giai đoạn này (14/11/1947) trong Những tài liệu chỉ đạo cuộc đấu
tranh vũ trang của Trung ương Đảng và Tổng Quân ủy, Bộ Tổng Tham
mưu xuất bản, Hà Nội, 1964, t.1, tr.141, 205, 163.
16