Page 19 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 19
(Đại đoàn 308 - tháng 8/1949 và Đại đoàn 304 - tháng 3/1950).
Trong khi đó, phía Pháp ngày càng đứng trước những khó khăn
chồng chất. Chỉ mới sau 4 năm chiến tranh, Pari đã 12 lần thay
đổi nội các. Trước tình thế không thể một mình theo đuổi cuộc
chiến tranh kéo dài và tốn kém quá sức chịu đựng của ngân sách
quốc gia, tháng 5/1949, Pari cử Tổng Tham mưu trưởng Rơve
(C.Revers) sang lập kế hoạch từng bước đưa cuộc chiến tranh Đông
Dương vào quỹ đạo của Mỹ, đồng thời triệu hồi Tướng Bledô, đưa
Tướng Cácpăngchiê (M.Carpentier) sang làm Tổng Chỉ huy, “đứng
mũi chịu sào” thực thi kế hoạch chiến lược Rơve . Cácpăngchiê trở
1
thành đối thủ thứ tư của ông Giáp đúng vào dịp những chuyến tàu
viện trợ quân sự đầu tiên của Nhà Trắng và Lầu Năm Góc bắt đầu
cập bến Sài Gòn và Hải Phòng. Chỉ một năm sau, bằng chiến dịch
tiến công đầu tiên quy mô tương đối lớn (gần 2 đại đoàn) diễn ra vào
mùa khô năm 1950 trên chiến trường Đông Bắc, tiêu diệt gần 10
tiểu đoàn Pháp và Âu - Phi, giải phóng con đường chiến lược số 4,
Tổng Chỉ huy Võ Nguyên Giáp đã buộc Tổng Chỉ huy Cácpăngchiê
phải chấp nhận cái mà phía Pháp gọi là “thảm họa Cao Bằng” để rồi
ngay sau đó bị triệu hồi về nước. Tháng 12 năm đó, Pari phải xuất
một viên tướng tuổi đã 60, với năm sao bạc trên cầu vai, sang cầm
đầu quân viễn chinh với nhiệm vụ đặc biệt quan trọng là “cứu lấy
Đông Dương không để tuột khỏi Khối Liên hiệp Pháp”. Viên lão
tướng nổi tiếng này thuộc lớp đàn anh trong hàng tướng soái Pháp
______________
1. Kế hoạch Rơve gồm: 1- Tranh thủ viện trợ của Mỹ để tăng cường
sức mạnh quân viễn chinh; 2- Vận dụng chính sách “lấy chiến tranh nuôi
chiến tranh - dùng người Việt đánh người Việt” (đánh bằng chiến tranh
tổng hợp); 3- Đề cao vai trò chính quyền thân Pháp để thu hút các lực
lượng chống kháng chiến; 4- Rút ngắn phòng tuyến biên giới Đông Bắc
đến Lạng Sơn, củng cố vùng tạm chiếm ở trung du và trung châu Bắc Bộ;
5- Phát triển quân đội tay sai đi đôi với xây dựng khối cơ động Âu - Phi
lớn mạnh.
17