Page 163 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 163
đầu tiên vượt biên giới vào nước ta hồi tháng 11/1945, quân Pháp
từ Hoa Nam tiếp tục xâm nhập Lai Châu, xuống Tuần Giáo và
chiếm Điện Biên Phủ. Thêm những đơn vị Tây tiến được lệnh lên
đường tăng cường cho Chi đội Sơn La chiến đấu với địch. Sau
thắng lợi của việc thành lập Chính phủ liên hiệp lâm thời và Tổng
tuyển cử, tình hình chính trị vẫn diễn biến phức tạp. Các đảng
phái đối lập tay sai của Tưởng - nhất là Việt Nam quốc dân đảng
1
và Việt Nam cách mạng đồng minh hội - chống phá quyết liệt, đòi
cải tổ Chính phủ trước ngày quân đội Tưởng rút về nước. Cuộc đấu
tranh giữa Mặt trận Việt Minh và các tổ chức chính trị đối lập này
đã trải qua nhiều cuộc thương thuyết nhưng chưa đi đến thống
nhất về tổ chức Chính phủ chính thức. Trong khi đó thì cuộc đấu
tranh ngoại giao giữa ta với Pháp, giữa ta với Tưởng và giữa Pháp
với Tưởng đang diễn ra đồng thời, rất khẩn trương và tác động lẫn
nhau trong suốt tháng 2/1946. Như Thường vụ Trung ương Đảng
đã từng dự kiến, cuộc thương thuyết giữa Pháp với Tưởng diễn ra ở
Trùng Khánh cuối cùng đã đi đến chỗ ngã giá: Chính phủ Trùng
Khánh đồng ý cho quân Pháp vào thay thế quân Tưởng ở miền Bắc
Đông Dương. Trước tình hình đó và bằng sự phân tích khách quan,
khoa học tình hình mọi mặt, Hội nghị ngày 3/3 của Thường vụ đã
tìm ra đáp số của bài toán chiến lược vô cùng quan trọng vào thời
điểm đặc biệt nhạy cảm này, đó là đánh hay hoà với Pháp?
“Vấn đề lúc này, không phải là muốn hay không muốn đánh. Vấn
đề là biết mình biết người, nhận một cách khách quan những điều
kiện lời lãi trong nước và ngoài nước mà chủ trương cho đúng” .
2
______________
1. Như Đại Việt dân chính của Nguyễn Tường Tam, nhất là Việt Nam
cách mạng đồng minh hội của Nguyễn Hải Thần và Việt Nam quốc dân
đảng của Vũ Hồng Khanh. Đó là những tổ chức chính trị đội lốt “quốc gia”,
tay sai của Tưởng, theo chân quân Tàu Tưởng vào Việt Nam sau Cách
mạng Tháng Tám, công khai chống đối chính quyền cách mạng.
2. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, Sđd, t.8, tr.43-44.
161