Page 167 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 167
im lặng và nói bổ sung mấy lời ngắn gọn nhằm khẳng định trong
tâm trí mỗi người dân một niềm tin. Cụ phân tích để toàn dân hiểu
rằng, cho đến lúc này, chính quyền đã về tay nhân dân, nhưng chưa
một cường quốc nào công nhận nền độc lập của Việt Nam. Ký hiệp
định chính là mở đường cho sự công nhận của quốc tế, làm cho Việt
Nam có vị trí quốc tế ngày càng vững vàng và đó là một thắng lợi
chính trị lớn lao. Quân Pháp sẽ đến nhưng theo hiệp định, họ sẽ
phải rút dần khỏi nước ta. Chọn thương lượng thay vì đánh nhau là
biểu hiện của sự khôn ngoan về chính trị. Cụ kêu gọi đồng bào hãy
bình tĩnh, đoàn kết, và tôn trọng kỷ luật. Trên thế giới, chúng ta có
nhiều bạn bè và trước hết, ở trong nước, chúng ta có sức mạnh đoàn
kết của toàn dân, có một Chính phủ được toàn dân ủng hộ. Tuy
nhiên, chúng ta phải luôn luôn cảnh giác và sẵn sàng.
Hàng vạn con người như hoàn toàn im lặng khi Cụ Hồ kết thúc
bài nói của mình: “Tôi - Hồ Chí Minh - suốt cuộc đời đã cùng đồng
bào đấu tranh cho nền độc lập của Tổ quốc. Đồng bào biết rằng tôi
thà chết chứ không bao giờ bán nước. Tôi thề với đồng bào rằng tôi
1
đã không phản bội đồng bào” .
Chiều ngày 6/3, khi hai bên Việt - Pháp ký Hiệp định sơ bộ thì
hạm đội Pháp đã cập bến Hải Phòng. Thông qua phái đoàn đàm
phán Pháp, Tổng Chỉ huy Pháp, Tướng Lơcle đề nghị được gặp đại
diện Chính phủ ta trước ngày quân Pháp đổ bộ. Cụ Hồ nói Võ
Nguyên Giáp thay mặt Chính phủ đi gặp viên Tổng Chỉ huy Pháp.
Trong thâm tâm, ông Giáp không muốn đi, nhưng người giao
nhiệm vụ đi làm công tác đối ngoại trong thời điểm vô cùng nhạy
cảm này lại là Cụ Hồ, nên không thể cưỡng được. Sau khi nghe ông
Giáp đề nghị cử ông Hoàng Hữu Nam đi, Cụ Hồ nói:
- Chú làm chính trị không phải việc nào thích mới làm. Đại
diện Chính phủ ta, phải là chú.
______________
1. Xem P. Devillers: Paris - Saigon - Hanoi, Sđd.
165