Page 159 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 159
Về phía địch, vào thời điểm khó khăn về binh lực này, tranh thủ sự
tiếp tay của quân Anh và quân Nhật để gấp rút giải vây cho Nha
Trang là một yêu cầu chiến lược cấp thiết. Do đó đã diễn ra một sự
trùng hợp ngoài dự kiến - một sự trùng hợp mà mãi sau này chúng
ta mới biết. Ông Giáp vào tới Ninh Hoà đúng vào những ngày
tướng Pháp Lơcle đang tổ chức cuộc hành binh Gô (Gaur) - cuộc
tiến công lớn nhất kể từ ngày quân viễn chinh Pháp trở lại xâm
lược miền Nam. Hơn 1,5 vạn quân hình thành hai gọng kìm lớn -
từ phía nam ra, từ đường số 21 xuống - hợp điểm ở Nha Trang
nhằm giải vây cho thành phố cảng quan trọng này.
Chiếc xe con đưa Võ Nguyên Giáp và Phạm Kiệt vượt đèo Rù
Rì và dừng lại ở xóm Bóng. Lúc này, cuộc chiến đấu đang diễn ra
quyết liệt phía bên kia sông Cái. Tiếng súng từ bờ nam vọng về
không ngớt. Máy bay địch quần đảo dọc đường Diên Khánh ra
hướng biển và hai bên bờ sông Cái. Sau khi đi thăm một số đơn vị
vừa lui về xây dựng phòng tuyến Cây Đa - Quán Giếng kéo dài
chừng 18 km, cách trung tâm thị xã chừng 6 km, ông Giáp quay lại
thành cổ Diên Khánh làm việc với Chủ tịch Ủy ban kháng chiến
hành chính Khánh Hoà Nguyễn Minh Vỹ, Phó Chủ tịch kiêm Ủy
viên quân sự Trần Chí Hiền và các cán bộ chỉ huy mặt trận Nha
Trang Trần Công Khanh, Hà Văn Lâu. Ông trân trọng chuyển lời
thăm hỏi và khen ngợi của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến đồng bào và
chiến sĩ mặt trận Nam Trung Bộ, suốt ba tháng qua đã làm thất
bại âm mưu chiến lược “tốc chiến tốc quyết” của giặc, tạo thêm
điều kiện thuận lợi cho hậu phương chuẩn bị kháng chiến. Sau khi
truyền đạt chỉ thị Kháng chiến kiến quốc của Trung ương, từ thực
tế mặt trận Nha Trang, ông Võ Nguyên Giáp nói lên những suy
nghĩ của mình về chỉ đạo, chỉ huy tác chiến, nhất là về cách đánh.
Nếu trước đây ba tháng, khi địch mới tiến công ra Nam Trung Bộ,
lực lượng của chúng còn hạn chế, việc lập phòng tuyến nhằm tiêu
hao sinh lực địch và ngăn chặn bước tiến của chúng là một chủ
157