Page 158 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 158
trường đang chuyển biến rất nhanh và theo chiều hướng bất lợi ở
miền Nam. Suốt dọc đường, đâu đâu cũng hừng hực khí thế “hướng
về Nam”. Đến Huế, gặp và làm việc với các ông Trần Hữu Dực và
Nguyễn Chánh, càng thấy rõ lúc này thành phố Huế đã trở thành
hậu phương trực tiếp của chiến trường miền Nam. Từng ngành,
từng cơ quan, từng khu phố đều bận rộn lo toan cho mặt trận
phía trước.
Tới Bình Định, ông Giáp tranh thủ cho xe lên thẳng Plâyku,
Công Tum, nắm tình hình dọc đường số 19. Dừng chân nơi đóng
quân của một đơn vị thuộc Chi đội Tây Sơn ở thị xã An Khê, tiếp
xúc với cán bộ, chiến sĩ đang làm nhiệm vụ bảo vệ cầu sông Ba,
Võ Nguyên Giáp yên tâm về tình hình chính trị và tổ chức của đơn
vị. Ông chỉ thị và hướng dẫn cụ thể những công việc cần triển khai
ngay để đơn vị sẵn sàng hoặc chiến đấu tại chỗ bảo vệ địa điểm
xung yếu này hoặc lên đường vào Nam khi có lệnh.
Quay trở lại Quy Nhơn, vượt đèo Cù Mông, càng vào sâu,
Võ Nguyên Giáp càng thấy không khí chuẩn bị kháng chiến rất
khẩn trương. Ninh Hoà đã trở thành hậu phương trực tiếp của mặt
trận Nha Trang - một điểm nóng của chiến trường phía nam.
Quân Pháp tiến công ra Nha Trang từ tháng 10, không chỉ nhằm
giải thoát cho rất đông Pháp kiều bị quân Nhật giam từ hồi đảo
chính mà còn nhằm cắt đứt con đường chi viện của ta từ ngoài Bắc
vào. Do tầm quan trọng của mặt trận Nha Trang cho nên lực lượng
vũ trang Khánh Hoà đã cùng rất nhiều đơn vị Nam tiến được lệnh
vây hãm quân địch suốt ba tháng, nhằm tiêu hao và kìm chân
quân địch, thu hút lực lượng của chúng, chia lửa với Nam Bộ và
Nam Tây Nguyên. Tại đây, có mặt bộ đội Nam tiến của 19 tỉnh,
thành từ miền Bắc đến miền Trung, khiến ông Giáp gọi chiến
trường Khánh Hoà - Nha Trang lúc này là “nơi hội quân của cả nước”.
Một cán bộ mặt trận, anh Phạm Kiệt - nguyên là chiến sĩ Ba Tơ,
hướng dẫn Bộ trưởng Võ Nguyên Giáp đi thị sát chiến trường.
156