Page 169 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 169
trò cá nhân mình. Chúng ta bàn với Lơcle việc thi hành Hiệp định
sơ bộ về mặt quân sự. Trong khi chờ một hiệp nghị chính thức giữa
hai chính phủ cần phải xác định những địa điểm, ấn định số quân
Pháp được tới ở từng nơi khi quân Pháp cùng quân Việt Nam tiếp
phòng quân Tưởng.
Ngày 15, quân Pháp đổ bộ lên Hải Phòng, ba hôm sau hơn
1.000 quân cùng 200 xe xuất phát từ Hải Phòng lên Hà Nội. Việc
làm đầu tiên của Lơcle là giải thoát và vũ trang cho bọn tù binh
bị Nhật giam trong thành để bổ sung vào binh lực Pháp mới đến
Hà Nội - một việc làm thực chất là sự mở đầu công việc chuẩn bị
cho một ý đồ bội ước. Điều đó giải thích vì sao trong một lần nói
chuyện với ông Giáp, viên tướng Pháp này ngỏ ý muốn biết thái
độ của người dân Việt Nam đối với người Pháp thế nào, ông Giáp
hỏi lại:
- Chúng ta đều là những quân nhân, ông có muốn nghe tôi nói
thẳng không?
- D'accord (đồng ý).
- Miệng các ông nói hoà bình và hợp tác nhưng, dưới con mắt
của người dân Việt Nam chúng tôi, việc làm của các ông chỉ là
hành động của những kẻ đi xâm lược.
Trong bối cảnh Tàu chưa đi - Tây đã tới, nhiệm vụ tăng cường
công tác an ninh - quốc phòng nhằm bảo vệ thành quả cách mạng
mới giành được là nhiệm vụ cơ bản hết sức trọng yếu, đè nặng lên
vai người thay mặt Đảng chăm lo vấn đề quân sự - Bí thư Quân ủy
Trung ương, Phó Chủ tịch Ủy ban Kháng chiến toàn quốc, Bộ
trưởng Bộ Nội vụ Võ Nguyên Giáp. Ít ngày sau đó, trong Chính phủ
liên hiệp kháng chiến, Ủy ban Kháng chiến toàn quốc đổi thành
Quân sự Ủy viên hội (gọi tắt là Quân ủy hội) do ông Võ Nguyên Giáp
làm Chủ tịch. Một nhân sĩ - ông Phan Anh - đảm nhiệm chức Bộ
trưởng Bộ Quốc phòng, với chức năng quản lý hành chính quân
167