Page 171 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 171
Đà Lạt gồm 12 thành viên chính thức và 12 cố vấn, do Bộ trưởng
Bộ Ngoại giao Nguyễn Tường Tam làm Trưởng đoàn, Chủ tịch
Quân ủy hội, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Võ Nguyên Giáp, Phó Trưởng
đoàn . Chiều ngày 15/4, toàn Phái đoàn họp nghe Chủ tịch Hồ Chí
1
Minh và Chính phủ căn dặn trước khi lên đường. Điều đầu tiên Cụ
Hồ nhấn mạnh là nội bộ Phái đoàn phải hết sức đoàn kết, từ ý kiến
đến hành động. Về cuộc đàm phán, Cụ nói: Hội nghị này chỉ là trù
bị. Hội nghị chính thức sẽ họp ở Pháp. Bởi vậy, khi gặp vấn đề gì
hai bên chưa thoả thuận được thì gác lại, không nên nói để hỏi ý
kiến Chính phủ, tức là không nên thắt Chính phủ vào cuộc đàm
phán trù bị này. Cụ nhắc Phái đoàn phải giữ vững lập trường, dựa
theo những nội dung cơ bản của Hiệp định sơ bộ 6/3 để đi đến hợp
2
______________
1. Ngoài Trưởng và Phó đoàn, các thành viên khác trong đoàn gồm:
Trịnh Văn Bính, Cù Huy Cận, Hoàng Xuân Hãn, Vũ Văn Hiền, Vũ Hồng
Khanh, Trần Đăng Khoa, Nguyễn Văn Luyện, Dương Bạch Mai, Phạm
Ngọc Thạch, Bùi Công Trừng và Nguyễn Mạnh Tường. Các cố vấn gồm:
Tạ Quang Bửu, Kha Vạng Cân, Kiều Quang Cung, Phạm Khắc Hòe, Đinh
Văn Hớn, Nguyễn Văn Huyên, Hồ Đắc Liên, Phan Phác, Nguyễn Duy
Thanh, Nguyễn Tường Thụy, Nguyễn Văn Tình, Hồ Hữu Tường.
2. Lập trường của ta đối với một số nội dung chính của Hiệp định sơ
bộ, ngày 6/3/1946:
Nước tự do (Etat libre): Phải nói rõ trình độ tự do; nhất là về lãnh
thổ, phải có thống nhất hoàn chỉnh.
Liên bang (Fédération): Liên bang Đông Dương chỉ có về mặt kinh tế
mà thôi, nhất định không nhận Chính phủ Liên bang.
Liên hiệp Pháp (Union franỗaise): Nhận tự do liên hiệp với Pháp,
nhưng quyền hạn và nhiệm vụ của Việt Nam phải định rõ. Việt Nam
phải được quyền thảo luận và biểu quyết những vấn đề của Liên hiệp có
liên quan đến Việt Nam. Ta phải có ngoại giao tối thiểu, tức là ngoại giao
với các nước lớn (Anh - Mỹ - Nga - Hoa) và các nước láng giềng (Xiêm -
Ấn Độ - Phi Luật Tân). Pháp phải giới thiệu Việt Nam vào Liên hợp quốc.
Về tài chính, ta phải có ngân hàng, tiền tệ. Về kinh tế thì chủ quyền kinh
tế phải thuộc Nhà nước Việt Nam. Về quân sự, ta không chịu quân sự
Liên bang. Phải định rõ quân số, nhiệm vụ, địa điểm và thời gian đóng
quân của Pháp trên đất nước ta.
169