Page 172 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 172
tác thật thà với Pháp. Sau khi Trưởng đoàn Nguyễn Tường Tam
cảm ơn Chính phủ đã tin cậy cử Phái đoàn và hứa sẽ làm tròn
nhiệm vụ, Phó Trưởng đoàn Võ Nguyên Giáp khẳng định vấn đề
đoàn kết giữa các thành viên trong Phái đoàn để cùng nhau hoàn
thành trọng trách Chính phủ giao.
Với lời khẳng định đó, Võ Nguyên Giáp nhận thức đầy đủ
nhiệm vụ nặng nề đặt trên vai, không những trong cuộc đấu tranh
với đối phương mà trước hết là, để có sức mạnh cho cuộc đấu tranh
đó, Phái đoàn phải thực hiện bằng được nguyên tắc đầu tiên mà
Cụ Hồ đề ra là đoàn kết. Ông Giáp có lý do để hứa với Cụ Hồ và
Chính phủ điều đó vì Phái đoàn đàm phán của Việt Nam thật là
một “phái đoàn đặc biệt”. Trưởng phái đoàn là Nguyễn Tường
Tam, lãnh tụ Đại Việt đối lập mới được bổ sung vào Chính phủ liên
hiệp trên cương vị Bộ trưởng Bộ Ngoại giao. Một thành viên khác
của Phái đoàn là Vũ Hồng Khanh, một lãnh tụ của Quốc dân đảng,
người được nhân danh “đại diện đặc biệt của Hội đồng Chính phủ”
ký vào bản Hiệp định sơ bộ sau chữ ký của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Chỉ mới hôm qua, cả Nguyễn Tường Tam và Vũ Hồng Khanh còn
cho tay chân dùng loa công khai đả kích chính quyền cách mạng
trên khắp các đường phố Hà Nội. Ngoài hai nhân vật đặc biệt này,
số đông thành viên là nhân sĩ trí thức, tuổi chừng 35 - 40, với
những địa vị chính trị, xã hội rất khác nhau. Có người là nhà văn,
nhà thơ khá nổi tiếng, có người đỗ hai bằng tiến sĩ luật khoa và
văn khoa, nói tiếng Pháp như tiếng mẹ đẻ. Có người đã từng làm
quan dưới triều Nguyễn, nhưng lại cũng có người vừa được Chính
phủ cử vào tiếp nhận ấn tín của Bảo Đại. Có người được Pháp cho
xem bản Tuyên ngôn Bradavin (Brazzaville) của Đờ Gôn về âm
mưu của Pháp trở lại Đông Dương và đã từng có quan hệ với tướng
Pháp Moócđăng và “phái kháng chiến” Pháp ở Đông Dương những
năm 1943 - 1944. Phần lớn trong số họ đến với cách mạng trong và
sau cao trào Tổng khởi nghĩa và có người mới tham gia Chính phủ
170