Page 330 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 330
này là du kích chiến là chính, vận động chiến là phụ. Nhưng trong
lúc này cần phải mạnh bạo đẩy vận động chiến tiến tới, để một khi
có đủ điều kiện thì đưa vận động chiến lên một địa vị quan trọng...
Đẩy mạnh vận động chiến tiến tới trong lúc này không có nghĩa là
coi nhẹ du kích chiến. Trái lại du kích chiến ở vùng địch hậu là
một điều kiện không thể thiếu để phối hợp với vận động chiến”.
Để hoạt động của bộ đội phù hợp với quy luật chiến tranh du
kích phải phát triển lên chiến tranh chính quy, Tổng Tư lệnh Võ
Nguyên Giáp đã chỉ đạo thúc đẩy quá trình phát triển đó theo điều
kiện cụ thể và đặc điểm của chiến trường Việt Nam, phát triển
từng bước vững chắc.
Nghiên cứu lịch sử những năm đầu của cuộc kháng chiến
chống Pháp, người ta thấy một cụm từ học thuật mang tính rất
riêng - rất Việt Nam, đó là “du kích, vận động chiến”. Cụm từ đó
được dùng trước hết trong Chỉ thị toàn dân kháng chiến của
Thường vụ Trung ương, đề ngày 12/12/1946. Về cách đánh chiến
lược, chỉ thị viết: “Triệt để dùng du kích, vận động chiến” . Ít ngày
1
sau, trên đường “thiên đô” từ Hà Nội lên Việt Bắc, ngày 6/3/1947,
Tổng Chỉ huy viết Huấn lệnh về sự cần thiết phải chuyển sang du
kích, vận động chiến. Huấn lệnh nhận xét một khuyết điểm khá
phổ biến của các mặt trận lúc bấy giờ là “mặc dù đã có nhiều chỉ
thị để bộ đội cố gắng dùng du kích vận động chiến, nhưng sự thực
vẫn là một lối trận địa chiến áp dụng vào những điều kiện không
thể đánh được trận địa chiến” . Ví dụ: Địch tập trung, ta thì phân
2
tán cả người và vũ khí nặng; địch dùng chiến thuật vu hồi, ta thì
lập phòng tuyến án ngữ trước mặt hoặc đợi địch đến mới đánh;
______________
1. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, Sđd, t.8,
tr.150.
2. Và đó là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến hiện tượng vỡ mặt trận ở
một số nơi mùa xuân năm 1947.
328