Page 334 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 334
đưa quân địch từ giai đoạn tiến công sang giai đoạn củng cố và
khuếch trương khu vực chiếm đóng, từ chỗ khống chế quân sự
đến chỗ khống chế chính trị và kinh tế... thì các đội ứng chiến
nhỏ, ngoài chức năng ứng cứu còn là lực lượng xung kích tại chỗ
đánh phá những nơi địch nghi là có cơ quan, công xưởng, kho
tàng của ta. Tinh thần huấn lệnh của Tổng Chỉ huy đề ngày
26/2/1948 về tiêu diệt các cứ điểm nhỏ của địch, đã khẳng định:
Chỉ có tiêu diệt các cứ điểm nhỏ mới thu hẹp được phạm vi chiếm
đóng của quân Pháp, ngăn chặn quá trình địch dùng chiến thuật
“vết dầu loang” để mở rộng vùng kiểm soát của chúng, mới làm
mất chỗ dựa của chính quyền bù nhìn và tạo thêm điều kiện cho
chiến tranh du kích phát triển.
Tiêu diệt cứ điểm của địch là một cách đánh mới, quân ta
chưa có kinh nghiệm, lại triển khai trong điều kiện trang bị
1
của bộ đội chủ lực còn rất hạn chế , đặc biệt là thiếu thuốc nổ
để mở hàng rào và súng máy khi xung phong vào đồn, do đó
phải đi từng bước vững chắc, vừa làm vừa rút kinh nghiệm.
Tổng Chỉ huy giao nhiệm vụ cho Bộ Tổng tham mưu dùng một
tiểu đoàn của Trung đoàn Thủ đô để nghiên cứu thí điểm cách
diệt cứ điểm của địch theo cả hai cách đánh kỳ tập và cường
2
tập . Tổng Tham mưu trưởng Hoàng Văn Thái đã có ít nhiều
kinh nghiệm đánh kỳ tập qua hai trận Phay Khắt và Nà Ngần
______________
1. Mặc dù sau hơn một năm kháng chiến toàn quốc, nhờ có chiến
lợi phẩm thu được của địch, trang bị của bộ đội chủ lực đã được cải
thiện một bước quan trọng, nhưng đến giữa năm 1948, mới chừng một
nửa quân số bộ đội chủ lực được cầm súng, số còn lại được trang bị
bằng mác (mang hình búp đa, nên thường gọi là mác búp đa hay mác
xung kích).
2. Kỳ tập: Bộ đội tinh nhuệ, trang bị nhẹ, bí mật đột nhập đồn, đánh
giáp lá cà để tiêu diệt địch. Cường tập: Dùng sức mạnh hỏa lực để mở cửa
đột phá rồi xung phong vào vị trí địch.
332