Page 331 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 331
địch dùng bộ đội cơ giới hoá, ta thì không chủ tâm đánh chiến xa
và thiết giáp; địch tiến quân ồ ạt, cố ý phá hủy kho tàng, làm rối
bộ máy của ta, nhưng kho tàng vật liệu của ta không đưa vào nơi
an toàn... Huấn lệnh đề ra phương hướng và biện pháp cần khắc
phục về tổ chức, chỉ huy, huấn luyện chiến thuật kỹ thuật để có
thể chuyển sang du kích vận động chiến. Cụ thể là liên lạc phải
nhanh chóng, vững chắc; trinh sát tình báo phải chính xác; bộ đội
phải trang bị gọn nhẹ, phải biết hành quân nhanh chóng, thạo
hành quân đêm, biết giữ bí mật. Đó là những điều kiện để bộ đội
sẵn sàng cơ động, tránh lâm vào thế bị động, để giành thế bất ngờ,
chủ động đánh những trận có lựa chọn và có chuẩn bị. Hồi đó,
Tổng Chỉ huy đặc biệt quan tâm nghiên cứu những trận phục kích
thắng lợi của bộ đội miền Trung và miền Nam trong xuân hè năm
1947 nhằm có thêm cơ sở thực tiễn giúp cho việc khái quát thành
1
lý luận, xác định nội dung, khẳng định vị trí chiến lược và biện
pháp chỉ đạo vận dụng du kích vận động chiến một cách phổ cập.
Tháng 6/1947, trong tài liệu nhan đề Cuộc chiến tranh giải
phóng của chúng ta - Chiến thuật và chiến lược, Tổng Chỉ huy Võ
Nguyên Giáp giải thích: “Tôi dùng danh từ du kích vận động chiến
để mệnh danh cho chiến thuật căn bản của chúng ta, mà không
phân biệt hẳn một chiến thuật du kích và một chiến thuật vận
động. Chiến thuật du kích là chiến thuật của quần chúng chiến
tranh , thường dùng lối quấy nhiễu, lối phá hoại, lối phục kích và
2
tập kích, với một binh lực lẻ tẻ để tiêu hao hoặc tiêu diệt quân
địch. Còn chiến thuật vận động là chiến thuật của quân đội chính
quy, tập trung lực lượng trên một chiến trường tương đối rộng lớn,
dùng bộ đội mạnh, dùng đại binh đoàn, đánh lối vu hồi hay bao vây
______________
1. Trận Đất Đỏ (Huế - tháng 3/1947), trên đường Sài Gòn - Mỹ Tho
(5/1947), đèo Hải Vân (5/1947), trên đường Phan Thiết - Di Linh (6/1947).
2. Sau này được gọi là chiến tranh nhân dân, chiến tranh toàn dân.
329