Page 333 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 333
thu hẹp phạm vi chiếm đóng, cũng tức là không mở rộng vùng giải
phóng của ta. Điều đó giải thích vì sao một yêu cầu chiến lược
quan trọng được Hội nghị Trung ương trung tuần tháng 1/1948 đặt
ra là phải quét các đồn lẻ của địch, thu hẹp địa bàn chiếm đóng
của chúng. Vấn đề đặt ra với Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp lúc
này là vận dụng du kích vận động chiến để đánh bại cái mà địch
gọi là”chiến tranh đồn bốt” (guerre des postes) như thế nào.
Trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam lần thứ hai này,
các tướng lĩnh Pháp vẫn đi theo vết xe của các vị tiền bối của
chúng là Galiêni và Liôtây , nghĩa là qua hai bước: dùng binh lực
1
đánh chiếm rồi dùng hình thức đồn bốt để mở rộng địa bàn chiếm
đóng, bình định theo kiểu “vết dầu loang”. Bằng hệ thống tháp
canh sớm hình thành và ngày càng thêm dày đặc (tới hàng ngàn) ở
Nam Bộ , quân Pháp đã mở rộng phạm vi kiểm soát trên nhiều
2
vùng rộng lớn ở đồng bằng sông Cửu Long. Từ mùa hè năm 1947,
hình thức chiếm đóng này được vận dụng ở miền Bắc và đã phát
triển thành những cứ điểm nhỏ, cả ở chiến trường rừng núi và
đồng bằng sông Hồng. Những cứ điểm này không những được bố
phòng cẩn mật, với binh lực đông hơn, hỏa lực mạnh hơn so với
hệ thống tháp canh Đờ La Tua, mà mỗi khi bị tiến công còn được
hỏa lực của pháo binh yểm trợ và được lực lượng từ nơi khác đến
ứng cứu (gọi là các đội quân ứng chiến). Trong khi hệ thống cứ
điểm nhỏ là biện pháp chiến lược của địch nhằm đạt mục đích
chiếm đất và bình định của chiến tranh xâm lược, làm chỗ dựa
cho chính quyền bù nhìn địa phương, bảo vệ các trục giao thông,
______________
1. Các thống chế Joseph Simon Galliéni (1849-1916) và Louis Hubert
Lyautey (1884-1934). Cả hai đều là bộ trưởng chiến tranh Pháp và đều
điều hành quân đội viễn chinh Pháp trong cuộc chiến tranh xâm lược
Việt Nam lần thứ nhất.
2. Thường được gọi là tháp canh Đờ La Tua vì là sản phẩm của
Tướng Boyer de la Tour du Moulin, chỉ huy quân Pháp ở Nam Bộ.
331