Page 335 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 335
năm xưa, trong khi đó thì quân ta chưa có kinh nghiệm về
cường tập, nên ông giao cho Tiểu đoàn 11 nghiên cứu cách
đánh cường tập trước. Ông cho chọn ngọn đồi gần ngã ba Phú
Minh (Đại Từ - Thái Nguyên) làm thao trường cho bộ đội. Địa
điểm này không quá xa cơ quan tham mưu, tiện cho phái viên
đi về theo dõi bộ đội luyện tập.
Trong đợt luyện quân lập công thứ hai này, lần đầu tiên
xuất hiện cách luyện tập có thực binh, cả “quân xanh, quân
đỏ”. Tiểu đoàn trưởng Vũ Yên cùng tổ trinh sát đi nghiên cứu
đồn Phủ Thông (trên đường số 3, phía bắc thị xã Bắc Kạn 20 km)
rồi về đắp trên đồi Phú Minh một “đồn” đúng như đồn Phủ
Thông, cũng hầm hào, lô cốt, ụ súng, hàng rào “lông nhím” bao
quanh. Trải qua nhiều ngày luyện tập, mồ hôi đổ ra giữa nắng
hè đã giúp cho cán bộ, chiến sĩ Tiểu đoàn 11 bước đầu có khái
niệm về cách tiến công một đồn giặc. Kiến thức thu lượm được
cộng với kinh nghiệm do Bộ Tổng tham mưu rút ra từ hai chiến
dịch nhỏ ở Nghĩa Lộ (3/1948) và Yên Bình Xã (6/1948) được
đem vận dụng ngay vào trận đánh đồn Phủ Thông cuối tháng 7,
trong Chiến dịch đường số 3. Bộ tăng cường cho Tiểu đoàn 11
một khẩu sơn pháo 75 mm của Liên khu 10. Để hỗ trợ cho trận
đánh thí điểm này, các đơn vị bạn tham gia chiến dịch đã tăng
cường hoạt động trên đường số 3 trong suốt tháng 7, nhằm cô
lập bọn địch ở đồn Phủ Thông.
Trận đánh cứ điểm Phủ Thông bắt đầu đêm 25/7/1948. Tinh
thần xung phong của các chiến sĩ đã áp đảo cả đại đội lê dương
ngay từ đầu, khiến cho báo chí Pháp sau này nói đến trận Phủ
Thông là nói đến “những trận đánh giáp lá cà rất ác liệt”. Nhưng
rồi bộ đội bị hỏa lực địch chặn đứng trước mục tiêu cuối cùng (có
hầm ngầm) nên buộc phải lui quân trước khi trời sáng. Trận đánh
333