Page 541 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 541
chiếm được Hoà Bình và tôi không hề có ý định để cho người ta
đuổi cổ chúng tôi ra khỏi nơi đó”. Sau này, Tướng Xalăng khoe
rằng câu nói đó đã làm cho các ký giả không hiểu được ý định (rút
lui) của Bộ Chỉ huy Pháp. “Tôi phải giữ bí mật để tránh một cuộc
xung đột với các đại đoàn đối phương mà chắc chắn là tôi sẽ phải
trả bằng giá đắt”. Từ giữa tháng 2 cho đến ngày chính thức lui
quân là một tuần lễ càn quét liên tục vùng giữa xóm Pheo đến Bến
Ngọc, nhằm tạo hành lang nối liền phòng tuyến đường số 6 với thị
xã Hoà Bình. Hơn 10 tiểu đoàn và một số cụm pháo chiếm đóng
thêm một số điểm cao khống chế trên đoạn đường Ao Trạch - Hàm
Voi nhằm hạn chế các trận phục kích và phá hoại cầu đường của
đối phương. Như báo chí phía bên kia nhận xét, quân Pháp tập
trung mọi nỗ lực và bằng mọi biện pháp quyết liệt để “khôi phục
sức sống cho con đường số 6”. Chiều tối ngày 22/2 kế hoạch rút lui
(mang mật danh Amarante) bắt đầu bằng cuộc rút 5 tiểu đoàn
khỏi thị xã Hoà Bình để vượt sang hữu ngạn sông Đà .
1
Trong khi đó, về phía ta, đầu tháng 1/1952, Tổng Tham mưu
trưởng từ hậu phương gửi thư ra, chuyển đạt ý kiến của Cụ Hồ và
Trung ương về phương hướng hoạt động sắp tới. Thư viết: “Trung
ương và Chủ tịch Hồ Chí Minh đồng ý chủ trương của Bộ Chỉ huy
chiến dịch về đợt 3 và nhấn mạnh:
1- Địch đánh ra Hoà Bình, về mặt quân sự, căn bản là thất
bại. Ta tạm thời mất Hoà Bình nhưng khôi phục lại địch hậu, đó là
một thắng lợi lớn.
2- Lúc này, hoạt động của chủ lực chủ yếu hướng vào đánh
giao thông, kiềm chế và bao vây Hoà Bình. Lợi thì đánh, không lợi
______________
1. Trước đây thị xã Hoà Bình ở tả ngạn sông Đà, bên núi Ba Vành.
Sau này được biết, theo kế hoạch Amarante, sau khi qua sông, địch chia
cuộc rút chạy thành nhiều cung đoạn, theo trục Bến Ngọc - xóm Pheo -
Đồng Bến - Ao Trạch - Đèo Kẽm - Mộ Thôn - Xuân Mai.
539